Chiếc giếng cổ tại thôn Trung Tiến có kiến trúc đẹp và được tu sửa thêm vào năm 1942
Đặc biệt, chiếc giếng cổ được phát hiện tại thôn Trung Tiến nằm sát bờ biển, có kiến trúc đẹp, được tu sửa vào năm 1942 thời Nguyễn, mặt trên thành giếng được xây 4 cột trụ bằng chất liệu cổ bằng vôi vữa tam hợp, các mặt cột trụ đều khắc chữ Hán cổ và ghi niên đại tu sửa giếng.
Theo một số bậc cao niên ở đây, từ khi sinh ra, lớn lên đã thấy những chiếc giếng cổ này và điều đặc biệt là nguồn nước dưới đáy giếng giữ mức bình thường, không cao quá và cũng không xuống thấp, tuy mực nước đáy giếng không sâu, lượng người dùng nhiều và chưa bao giờ thấy nguồn nước giếng cạn, dù có nhiều năm hạn hán, nước giếng cung cấp không chỉ cho dân làng mà cả một vùng rộng lớn cư dân xung quanh.
Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ, đây là một trong số các giếng cổ mang đậm kỹ thuật xây cất giếng cổ của người Chăm Pa, mà phía Nam Hà Tĩnh từ thời Lý, Trần (thế kỷ X-XIV) là địa bàn giao thoa của nền văn hóa Chăm Pa và Đại Việt. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện một hệ thống giếng cổ mang yếu tố kỹ thuật Chăm Pa ở các huyện ven biển như: Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh…
Hy vọng thời gian tới các nhà nghiên cứu khảo cổ và văn hóa sẽ có các chuyên đề nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về hệ thống các giếng cổ này nhằm góp phần nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị di sản về những dấu tích Chăm Pa trên vùng đất Hà Tĩnh.
Hạnh Lê / NĐT