Theo đó, kinh phí để thực hiện chính sách theo Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND tỉnh và Nghị quyết số 124/2024/NQ-HĐND ngày 04/5/2024 của HĐND tỉnh cấp cho các huyện, thành phố, thị xã là 169 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí kinh phí cấp cho các huyện, thành phố, thị xã: Xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình: 2,183 tỷ đồng; Xây dựng công trình vệ sinh (hộ nghèo, cận nghèo, gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có người khuyết tật): 3,326 tỷ đồng; Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu: 27 tỷ đồng; Hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông, rãnh thoát nước và kênh mương nội đồng đối với huyện Hương Khê: 3,354 tỷ đồng; Hỗ trợ kinh phí phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới: 15 tỷ đồng; Hỗ trợ kinh phí mua xi măng làm đường giao thông, rãnh thoát nước, kênh mương nội đồng: 17,553 tỷ đồng; Hỗ trợ nâng cấp, phục hồi mặt đường: 34,084 tỷ đồng; Kinh phí thưởng xã đạt chuẩn: nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu 42,5 tỷ đồng; thưởng huyện đạt chuẩn: nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu 24 tỷ đồng.
Từ nguồn kinh phí được phân bổ, các địa phương có thêm nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn. |
Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ kế hoạch UBND tỉnh giao, thực hiện phê duyệt kế hoạch hỗ trợ các chính sách trên địa bàn. Trường hợp địa phương phê duyệt kế hoạch cao hơn kế hoạch UBND tỉnh giao thì địa phương tự cân đối ngân sách cấp mình để thực hiện đối với phần dự toán kinh phí vượt kế hoạch; đồng thời, công khai kế hoạch kinh phí thực hiện chính sách đến tận từng UBND cấp xã; gửi quyết định phê duyệt kế hoạch kinh phí về Sở Tài chính trước ngày 25/01/2025 để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí theo quy định. Kịp thời triển khai thực hiện kế hoạch các chính sách đảm bảo đúng trình tự, đối tượng, điều kiện và hồ sơ hỗ trợ theo quy định.
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã thực hiện chính sách đúng quy định.
Rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc theo từng lĩnh vực chính sách trong quá trình thực hiện (nếu có); phân loại vướng mắc, xác định thẩm quyền xử lý để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc thuộc thẩm quyền cấp huyện, xã, tổng hợp vướng mắc thuộc thẩm quyền cấp tỉnh gửi Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp sở, ngành và đơn vị liên quan thực hiện hướng dẫn tháo gỡ (trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, xử lý).
Tác giả: Trà Giang
Nguồn tin: kinhtenongthon.vn