Dân gian vẫn thường quan niệm, người nào sống càng lâu thì càng có phúc và nhà nào có người sống lâu thì nhà đó có phúc lớn, gọi là đại hồng phúc. Lễ mừng thọ người cao tuổi sống lâu xuất phát từ quan niệm đó mà hình thành và lễ chính là để mừng cái đại hồng phúc ấy.

Đó là dịp không chỉ để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà, mà còn để xã hội thể hiện sự tôn kính trọng, ghi nhận những đóng góp của các bậc cao niên.

Có mặt tại xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh ( tỉnh Hà Tĩnh) vào những ngày tết nguyên đán, hòa chung không khí vui tươi của đất trời, Hội người cao tuổi của các thôn xóm và cháu con của những người được mừng thọ đang hân hoan tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ.

Lễ mừng thọ ở đây thường được bắt đầu từ năm 70 tuổi gọi là thượng thọ thất tuần, 80 tuổi thì gọi là thượng thọ bát tuần, 90 tuổi gọi là thượng thọ cửu tuần. Những cụ nào sống đến 100 tuổi thì con cháu ăn mừng lớn, gọi là bách tuế hay bách niên chi lão.

Lễ mừng thọ thường được tổ chức vào những ngày đầu năm mới âm lịch. Đi kèm lễ mừng thọ là lễ chúc thọ cho những cụ ông, cụ bà 75, 85, 95 tuổi. Năm nay, toàn xã Kỳ Tiến vinh dự được mừng thọ hơn 90 cụ. Đó là con số khiến không ít con em toàn xã nhà tự hào.

Sau đây là một số hình ảnh PV báo điện tử Người Đưa Tin ghi nhận được:

Ảnh: Lễ mừng thọ - nét đẹp văn hóa cần lưu giữ

Từ sáng sớm, bà con trong các thôn xóm đã tập hợp đông đủ ở nhà văn hóa, đình làng để chuẩn bị các công tác mừng thọ các cụ.

Ảnh: Lễ mừng thọ - nét đẹp văn hóa cần lưu giữ

Ảnh: Lễ mừng thọ - nét đẹp văn hóa cần lưu giữ

Hơn 7h sáng, con cháu sẽ rước các cụ ra đình làng, nhà văn hóa cùng với mâm lễ gồm kẹo, rượu, thuốc lá, cau trầu.

Ảnh: Lễ mừng thọ - nét đẹp văn hóa cần lưu giữ

Ảnh: Lễ mừng thọ - nét đẹp văn hóa cần lưu giữ

Tại đây, các cụ sẽ được ngồi ở hàng ghế đầu tiên để được nghe những lời chúc của Trung ương Hội người cao tuổi, các đoàn thể, chính quyền địa phương.

Ảnh: Lễ mừng thọ - nét đẹp văn hóa cần lưu giữ

Ảnh: Lễ mừng thọ - nét đẹp văn hóa cần lưu giữ

Ảnh: Lễ mừng thọ - nét đẹp văn hóa cần lưu giữ

Các cụ còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ ‘cây nhà lá vườn’ từ Hội người cao tuổi, CLB dưỡng sinh…

Ảnh: Lễ mừng thọ - nét đẹp văn hóa cần lưu giữ

Ảnh: Lễ mừng thọ - nét đẹp văn hóa cần lưu giữ

Sau đó, các cụ sẽ trở về nhà và nhận lời chúc thọ từ con cháu, họ hàng, làng xóm láng giềng.

“Gia đình có người cao tuổi là có phúc rất lớn. Bản thân con cháu được mừng thọ các cụ cũng là một niềm tự hào, vinh dự. Đây là dịp để giáo dục con cháu ăn ở có trước có sau, có trách nhiệm bổn phận với chữ Hiếu. Chính vì vậy, lễ mừng thọ là một nét văn hóa truyền thống cần được phát huy và lưu giữ.”, ông Võ Thành Bơ, Hội trưởng hội Người cao tuổi thôn Hồ Hải, xã Kỳ Tiến chia sẻ tại buổi lễ mừng thọ cho 3 cụ trong thôn.

Lê Công Thành