Phóng sự - Ký sự

Cứu lấy núi Hồng – Sông La: Kỳ III – Nỗi kinh hoàng mang tên: Mìn !

Liên tục các vụ tai nạn đã xảy ra. Hàng chục con người đã phải chịu những cái chết đau đớn, còn may mắn hơn thì cũng nhận lấy những thương tật vĩnh viễn đeo đẳng suốt cả cuộc đời còn lại. Tất cả nỗi đau ấy đều xuất phát từ những vụ tai nạn do mìn tại các mỏ khai thác đá ở Hà Tĩnh gây ra.


>Núi Hồng: Mìn nổ, đá bay, nhà nứt (kỳ 2)

Từ năm 2007 đến nay xã Xuân Lĩnh đã có 5 người bị chết và nhiều người mang thương tật vĩnh viễn do mìn nổ trong khi đang làm tại các mỏ đá.Những nạn nhân trên gồm: anh Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Thế Hiệp, Nguyễn Văn Thắng, chị Nguyễn Thị Nhiệm và chị Trần Thị Tuyết. Riêng trường hợp anh Phan Xuân Ngà thì hai mắt đã mù vĩnh viễn. Tai nạn do mìn là điều đã được dự báo trướcỞ cái tuổi 30, bề ngoài trông anh Ngà rất khoẻ mạnh. Tuy nhiên trên khuôn mặt anh không bao giờ rời cặp kính đen để che đi đôi mắt đã bị mù vính viễn.Mẹ anh nói rằng “Nó không dám cởi kính ra vì sợ người đối diện khiếp sợ vì đôi mắt đã biến dạng hoàn toàn”.
Sau bị tai nạn do mìn đôi mắt anh đã bị mù vĩnh viễn khi tuổi đời vừa mới 30Tiếp chúng tôi trong câu chuyện bị ngắt quảng bởi những tiếng khóc nức nở của đôi vợ chồng già thương con, Ngà chậm rãi kể: “Anh sinh năm 1980, đi làm khai thác đá từ lúc 17 tuổi. Sau khi lấy vợ và có hai con anh xin vào làm ở mỏ đá của Hợp tác xã (HTX) Minh Tân được một thời gian thì sự việc đau lòng trên xảy ra”.Ngày 27/ 2/2008, là cái ngày định mệnh khiến cuộc đời anh vĩnh viễn chìm trong bóng đêm.“Hôm đó khoảng 17h, như thường lệ tôi cùng ba người trong kíp nổ mang mìn lên núi đặt vào lỗ khoan để nổ. Tuy nhiên, được một lúc thì dây cháy chậm bị đứt khiến mìn không nổ, tôi vừa chui vào xem sao thì bỗng nhiên nghe một tiếng nổ lớn. Khi tỉnh lại tôi được vợ thông báo hung tin là mình đang nằm trong bệnh viên với hàng trăm vết thương trên người nhưng đau đớn nhất là đôi mắt đã vỡ tròng khiến tôi sẽ bị mù vĩnh viễn”. Ngà nói, tai nạn do mìn ở mỏ đá Minh Tân là điều mà anh và những người làm ở đó đã hình dung ra ngay từ khi đến đây làm, nhưng anh không ngờ nó lại kinh hoàng đến thế.
Việc sử dụng mìn tuỳ tiện tại các mỏ đá là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn thương tâm“Trong quá trình làm ở mỏ đá này những công nhân lao động phải đối mặt với biết bao nguy hiểm như không có bảo hiểm, không có các phương tiện hỗ trợ cần thiết và hợp đồng lao động. Đặc biệt việc nổ mìn tuy tiện giữa các mỏ nhiều lúc khiến cho các công nhân ở những mỏ gần nhau cũng không biết đường để tránh.Việc thực hiện quy trình nổ mìn ở đây cũng không thống nhất, có khi nổ bằng kíp điện và nổ bằng dây cháy chậm xẩy ra cùng một lúc nên công nhân chẳng biết cái nào sẽ nổ trước, cái nào nổ sau. Tôi đoán hôm đó khi tôi vừa chui vào xem dây cháy chậm có vấn đề gì không thì người điều khiển đã lỡ tay bấm vào kíp điện khiến tôi không kịp trở tay”.Qua câu chuyện của anh chúng tôi còn biết thêm về chính sách vừa bán vừa mua của HTX khai thác đá Minh Tân. Trong quá trình khai thác đá, HTX này đã mua mìn về bán lại cho công nhân với giá 1kg thuốc nổ là 28.000đ, số lượng sử dụng vào việc nổ đá tùy vào công nhân nhưng sau khi nổ ra thành phẩm, HTX lại mua lại số đá đó với giá 30.000đ/ m3. “Chính sách” này đã khiến việc nổ mìn vốn đã tuỳ tiện lại càng tuỳ tiện hơn. “Khi có công an hay lực lượng chức năng đến kiểm tra thì họ bắt công nhân ôm mìn chạy vào giấu trong núi, khi nào tình hình yên thì lại mang ra”, anh Ngà kể.“Xin các anh đừng đưa hình em không đeo kính lên báo”Từ khi tai nạn xảy ra đến nay, bản thân anh Ngà luôn bị bệnh đau đầu hành hạ. Nhiều lúc đau đến nỗi anh không chịu được đành phải đập đầu vào tường. Trên vách tường nhà còn để lại rất nhiều vết máu minh chứng cho những cơn đau vật vã đó.
Anh Ngà đang chỉ những vết máu dính trên tường nhà sau mỗi lần anh lên cơn đauÔng Phan Xuân Hùng (bố Ngà) nói trong dòng nước mắt: “Kể từ ngày nó bị tai nạn cho đến nay mọi việc trong gia đình đều do vợ nó gánh vác. Biết vợ vất vả quần quật suốt ngày vừa lo cho chồng vừa nuôi hai đứa con còn nhỏ, có những lúc nó cứ ngồi thừ ra như một đứa không hồn”.Trước khi chia tay Ngà nói: “Xin các anh đừng đưa tấm hình không đeo kính của em lên báo, em sợ rằng bạn bè ở xa mà trông thấy thì họ không chịu nổi mô (đâu)”.“Ai nuôi cháu tôi đây?”Đã hơn 3 tháng trôi qua kể từ ngày sự tai nạn thương tâm khiến chị Trần Thị Tuyết chết ngay tại chỗ tại mỏ đá Minh Tân nhưng trên khuôn mặt của bà Hoàng Thị Hồng và cháu Trần Văn Đức vẫn chưa hết vẻ bàng hoàng, đau đớn.Hôm đó là ngày 13/4, chị Tuyết dậy từ sớm nấu cơm cho đứa con trai ăn sáng rồi đạp xe gần 10 km đến mỏ đá Minh Tân đi làm theo thường lệ. Nhưng không thể ngờ đó lại là ngày cuối cùng chị được nhìn thấy đứa con trai của mình.Khoảng 9 giờ 30 phút, bỗng một tiếng nổ kinh hoàng vang lên tại mỏ đá. Khi mọi người chạy đến thì cơ thể của chị và người đồng nghiệp đã bị vụ nổ mìn làm dập nát.
Bà Hồng và cháu Đức trước bàn thờ chị TuyếtNguyên nhân của vụ tai nạn đau lòng này sau đó được xác định là do chủ mỏ đá đã làm sai quy trình trong khi vận chuyển mìn. Theo quy định thì mìn và dây kích nổ không được bỏ chung khi vận chuyển nhưng hôm đó thì cả mìn và dây kích nổ cùng được bỏ vào một bao tải để kéo lên địa điểm nổ. Được một quảng dây đứt cả bao mìn và dây kích nổ rơi xuống và nó lại được tiếp tục kéo lên. Và lần rơi thứ hai này thì nó đã cướp đi sinh mạng của hai con người.Gặp em Trần Văn Đức (12 tuổi) vào đúng một trăm ngày để tang mẹ chúng tôi không giấu được nỗi xót xa. Sau khi chị Tuyết mất em phải sống một mình trong ngôi nhà rộng 10m2. Quá thương cháu bà Hoàng Thị Hồng (mẹ chị Tuyết) mặc dù đã gần 90 tuổi nhưng cũng phải nhờ hàng xóm trông nhà để đến ở với cháu.Hôm gặp chúng tôi bà nghẹn ngào kể: “Trước đây dù nghèo khó nhưng hai mẹ con nó vẫn nương tựa vào nhau mà sống, nay nó chết đi rồi bi đát lắm các chú ơi. Bây giờ còn có tôi nhưng mai này khi tôi chết thì thằng Đức sẽ sống ra sao đây. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, HTX Minh Tân đã bồi thường cho gia đình nó 50 triệu đồng. Tuy nhiên chúng tôi thấy chưa hợp lý với khoản đền bù này nên gia đình đã có ý kiến với chủ mỏ đá, sau này thì họ mới đưa thêm 15 triệu đồng nữa”.Kỳ tới: “Nỗi lo sông “nuốt” làng”
Lê Thông – Hà Vy

Tamnhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP