Phóng sự - Ký sự

Cứu lấy núi Hồng – Sông La: Kỳ 9: “Không được tham gia nhưng gánh hết… hậu quả”

Đó là lời của ông Nguyễn Xuân Thông – phó giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh trong cuộc trao đối với Tamnhin.net về những vấn đề liên quan đến an toàn cho người lao động tại các mỏ khai thác đá.



>Nhà chức trách có muốn cứu núi Hồng?

Trước thực trạng hàng loạt vụ tai nạn lao động xảy ra ở các mỏ đá đóng trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh và huyện Nghi Xuân, Sở đã có những biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi cho người lao động? Việc bảo vệ người lao động tại các mỏ đá không chỉ được thực hiện khi có các vụ tai nạn lao động xảy ra mà đây là một vấn đề được Sở quan tâm một cách thường xuyên và mạnh mẽ trong suốt thời gian qua. Hàng năm, chúng tôi đều tổ chức các lớp tập huấn về an toàn lao động cho các địa phương, các HTX có sử dụng lao động. Hầu hết các HTX đều cử người đến đến tham gia, thường thì mỗi đơn vị cử từ một đến vài người tham gia sau đó về tự triển khai tại đơn vị của mình. Khi có tai nạn xảy ra, Sở LĐTB&XH luôn là đơn vị có mặt đầu tiên tại hiện trường để giải quyết vụ việc. Đồng thời chúng tôi tiến hành phối hợp với các bên liên quan tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết đúng với luật pháp để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Ông Thông cho rằng, Sở không được tham gia nhưng phải gánh hết hậu quảThưa ông! Tại sao Sở quan tâm thường xuyên, mạnh mẽ đến vấn đề này nhưng tình trạng các vụ tai nạn lao động ở các mỏ đá trong thời gian qua lại tăng nhanh và để lại hậu quả nghiêm trọng như thế?Vấn đề tai nạn tại các mỏ đá xảy ra thường xuyên theo tôi nghĩ có ba nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất là do các chủ khai thác mỏ thiếu phương tiện trang bị cần thiết cho người lao động. Thứ hai là do chủ sử dụng lao động chủ quan, làm ẩu, làm không đúng quy trình để tăng năng suất. Thứ ba là do sự chủ quan của chính người lao động trong quá trình làm việc.Tôi thấy có một điều hết sức vô lý ở chỗ là trong quá trình tiến hành cấp mỏ thì Sở TN&MT là đơn vị phụ trách về vị trí của mỏ; Sở Công thương, Công an phụ trách về vật liệu nổ và phòng cháy chữa cháy; Sở Kế hoạch Đầu tư phụ trách về việc cấp phép còn Sở LĐTB&XH thì không được tham gia vào bất kỳ công việc gì nhưng khi có sự việc xảy ra thì bao nhiêu hậu quả đều đổ lên đầu chúng tôi.Tôi khẳng định rằng nếu Sở được tham gia vào quá trình này thì sẽ hạn chế được nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra. Tôi lấy ví dụ là nhiều khi chúng tôi linh cảm được là sẽ có những vấn đề mất an toàn tại một mỏ đá nếu khi nó được đưa vào hoạt động nhưng do không được tham gia nên không có cách nào để góp ý.
Sau vụ tai nạn do mìn đôi mắt của anh Ngà đã bị mù vĩnh viễn khi tuối đời vừa mới tròn 30Vậy để khắc phục tình trạng này phía Sở LĐTB&XH đã có những đề xuất gì với UBND tỉnh? Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, chúng tôi sẽ đề nghị với UBND tỉnh hãy cho Sở LĐTB&XH được tham gia cùng với các sở và các ban ngành khác ngay từ đầu trong việc cấp phép khai thác đá đối với các mỏ khai thác đá. Có như vậy chúng tôi mới biết được người lao động có được đảm bảo những yêu cầu cần thiết không và các mỏ này có thực sự đủ điều kiện để được cấp phép không.Cảm ơn ông!(Còn tiếp)
Hà Vy – Lê Thông

Tamnhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP