Phóng sự - Ký sự

Cứu lấy núi Hồng – Sông La: Kỳ 7: Khi sông La bị “cát tặc” nắn dòng

Sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Sông La (Hà Tĩnh) đang bị sạt lở và thay đổi dòng chảy đã gây ra nhiều hệ luỵ xấu cho hàng ngàn người dân sống xung quanh. Một trong số nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là nạn “cát tặc” hoành hành trên sông.

“Cát tặc” lộng hoành trên sông!Như đã thành lệ, cứ vào mùa hạ khi nước sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Sông La xuống đến mức thấp nhất thì cũng chính là lúc dân chuyên làm nghề khai thác cát dọc hai bên con sông này lại hối hả bắt tay vào mùa “làm ăn” mới. Khai thác cát trên sông hiện nay được coi là nghề “một vốn bốn lời” nên không ai bảo ai nhưng có hàng trăm người đổ xô vào tham gia. Hàng ngày có hàng trăm xe tải, hàng chục con thuyền hút cát rồi vận chuyển đi tiêu thụ trên sông. Đi từ thượng nguồn cho đến tận cửa sông đâu đâu chúng tôi cũng gặp cảnh những bãi khai thác lớn với những “cổ máy” chạy phành phạch vận hành hết công suất.

Cứ đến mùa thì nạn hút cát trên sông lại phát triển như “nấm mọc sau mưa”Chỉ tính riêng đoạn từ xã Sơn Tân đến Sơn Giang trên sông Ngàn Phố với chiều dài khoảng 10 km đã có tới 5 bãi khai thác. Điểm khai thác nhiều nhất ở con sông này là đoạn từ Cầu Tràn (Phố Châu) lên xã Sơn Quang chỉ chưa đến 1km đã có tới 3 địa điểm khai thác.Theo nhiều người dân sống ở ven sông kể lại, trong mấy năm trở lại đây nạn khai thác cát đã làm cho tình trạng sạt lở ở hai bên bờ sông này diễn ra hết sức nghiêm trọng. Có nơi mức độ sạt lở kéo dài hàng km và chiều sâu vào tới 50-70m, trong đó nơi sạt lở mạnh nhất trên sông Ngàn Phố là đoạn chảy qua các xã Sơn Tân, Sơn Ninh, Sơn Quang… ở huyện Hương Sơn tới 30 đến 50m, thậm chí có nơi sông “ăn” sâu vào 70m. Trên sông Ngàn Sâu tình trạng này cũng diễn ra rất phổ biến, điển hình là ở các xã Hà Linh, Hương Giang, Gia Phố, Lộc Yên, Phúc Trạch… thuộc huyện Hương Khê; xã Đức Bồng, Đức Đồng, Ân Phú ở huyện Vũ Quang.“Chúng tôi không biết về các bãi khai thác này!”Nạn khai thác cát bừa bãi, tuỳ tiện trên sông đã làm biến đổi môi trường, an toàn về đê điều, sự lưu thông của thuyền bè, hoa màu của người dân.Đặc biệt, nguy hại nhất chính là kiểu hút cát ngay giữa dòng sông đã tạo ra những vũng xoáy ngầm rất lớn gây nên tình trạng sạt lở làm cho lòng sông ngày càng nới rộng ra và làm thay đổi dòng chảy.
Nạn khai thác cát tràn lan đã làm sông Ngàn Phố bị đổi dòng Một số người dân xã Sơn Quang bức xúc cho chúng tôi biết:“Các chú xem đấy, lúc đầu bờ sông của làng chúng tôi nó nằm tận ra ngoài kia, nhưng do phía bờ bên kia họ hút cát mạnh quá nên trong vòng hai năm trở lại đây bờ sông bên nhà tui nó sạt lở hết”.Ngoài việc khai thác cát làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông thì việc các phương tiên vận chuyển cát đi tiêu thụ trên đê cũng tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Hàng ngày với hàng trăm chiếc xe tải, xe công nông ngược xuôi vận chuyển cát một cách hối hả không những gây nên tình trạng bụi mù mịt đối với người dân sống xung quanh mà còn tạo ra sự rạn, nứt cho các đoạn đê ven sông.Cát khai thác từ các bến bãi ở đây được vận chuyển bằng hai luồng, thứ nhất là loại xe tải trọng tải nhỏ đến lấy cát ngay tại bãi sau đó vận chuyển tới các công trình trên địa bàn trong huyện, con đường vận chuyển thứ hai là con đường tập kết cát lại thành một bãi lớn. Con đường này chủ yến được vận chuyển bằng thuyền. Cát ở các bến bãi trên hai con sông này được hút lên trực tiếp từ những con thuyền lớn rồi sau đó chạy đến tập kết thành một bãi lớn ngay dưới chân cầu Lĩnh Cảm. Đây là bãi tập kết cát lớn nhất trên sông Ngàn Phố và Ngàn Sâu. Đứng trên cầu Lĩnh Cảm nhìn xuống chúng ta sẽ thấy cảnh hai bên sông là những cồn cát khổng lồ. Hàng ngày, có hàng chục phương tiện nối đuôi nhau chờ vào bến bốc cát lên, còn dưới sông là các loại tàu được trang bị vòi rồng (ống hút) hút cát lên.
Từng đống cát khổng lồ được tập trung dưới chân cầu Linh Cảm (huyện Đức Thọ)Nguy hiểm là các loại tàu, thuyền này có thể xỉa vào chân cầu, phân luồng và làm cản trở các thuyền bè nhỏ của người dân, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của cầu, nhưng trong mấy năm qua vẫn không thấy cơ quan chức năng nào giải quyết. Trao đổi với Tamnhin.net về vấn đề này ông Nguyễn Đình Công, trưởng Phòng TN&MT huyện Hương Sơn cho hay: “Việc các bãi khai thác cát trên sông Ngàn Phố chỉ có một số bãi được cấp phép như ở xã Sơn Diệm còn lại hầu như là một số người tự phát lập nên để tự kiếm việc làm. Các bãi khai thác này họ chỉ sử dụng cuốc, xẻng để lấy cát chứ không sử dụng vòi rồng để hút”.Khi phóng viên cung cấp thông tin là hầu hết các bãi khai thác cát trên tuyến sông Ngàn Phố đều sử dụng máy hút từ lòng sông để đưa cát lên thì ông Công cho rằng, các bãi cát này là tự phát nên Phòng không nắm được. Ông Công còn cho biết thêm, một số bãi khai thác tự phát trên địa bàn trong thời gian qua đã bị Sở TN&MT chỉ hoạt động ví như các bãi cát ở xã Sơn Tây.Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi thì hầu hết các bãi khai thác cát không có giấy phép kinh doanh ở trên sông Ngàn Phố vẫn đang hoạt động rất tấp nập mà không gặp phải sự ngăn cản nào từ các cấp chính quyền.Kỳ tới: “Cơ quan chức năng có muốn cứu Núi Hồng – Sông La?”
Lê Thông – Hà Vy

Tamnhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP