Phóng sự - Ký sự

Cứu lấy núi Hồng – Sông La: Kỳ 6 – Sống bên cạnh… hà bá

Hàng ngàn hộ dân sống dọc hai bên bờ sông Ngàn Phố và sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) đang hết sức hoang mang, lo lắng trước tình trạng nước sông hàng ngày hàng giờ tiến sát vào làng mà không có gì ngăn nổi.



>Sông La & nỗi đau đáu nuốt làng

Khi nhà chỉ cách sông gần… 1mÔng Lê Văn Cường – chủ tịch UBND xã Sơn Thịnh (Hương Sơn) dẫn chúng tôi đi dọc bờ sông Ngàn Phố nơi chảy qua địa bàn xã Sơn Thịnh để tận mắt chứng kiến nỗi khổ của người dân xã này trước tình trạng sạt lở của sông. Hậu quả mà người dân ở đây phải gánh chịu do tình trạng sạt lở của sông là hết sức nghiêm trọng. Ruộng vườn, nhà cửa, hoa màu … và đặc biệt là tính mạng của hàng trăm con người hằng ngày vẫn đang bị đe doạ.
Chỉ tay vào mấy gốc cây cau nằm giữa dòng sông, ông Cường nói: “Trước đây vườn và nhà của các hộ này cách bờ sông khoảng 100m nhưng từ khi sông Ngàn Phố đổi dòng chảy thì nó đã “đẩy” nhiều khu vườn ra giữa dòng chảy. Bây giờ nhiều nhà chỉ cách bờ sông khoảng… 1m và dòng nước có thể cuốn phăng tất cả mọi thứ bất kể lúc nào. Bàng hoàng trước tình trạng này đã có khoảng 20 hộ gia đình đã tự ý di dời vào vùng núi để đảm bảo an toàn”.Hiện nay tại 2 xóm Tịnh Hương (Sơn Thịnh) và xóm 14 (Sơn Ninh) có khoảng 100 hộ dân đang đối mặt với sự nguy hiểm như hộ ông Mai Văn Toàn, Phan Xuân Linh, Trần Huy Tiềm, Mai Văn Quỳnh, Mai Văn Gần, bà Hà Thị Huê, Trần Thị Nga, Võ Thị Hường, Mai Thị Đào, ông Nguyễn Tuân, Đào Thuận, Ngô Hoá, Đặng Nuôi, Ngô Đình…
Trước đây dòng chảy của sông Ngàn Phố không phải chỗ này mà ở bên kia. Hiện tượng đổi dòng chảy đã khiến hàng ngàn hộ dân hết sức lo lắng.Đặc biệt là hộ bà Phạm Thị Tứ thì đã bờ sông ăn sát vào ngay tại mái hiên, những hôm trời mưa bà có thể ngồi trên giường thả chân xuống… dòng nước. Do chỉ sống độc thân nên bà Tứ đã phải khăn gói sang ở nhờ nhà người cháu ở xóm trên để tránh nạn.Ông Đào Xuân Thâu, xóm trưởng 14, Sơn Ninh cho biết: “Chiều dài của xóm khoảng 1km, bán kính lúc đầu là 180m, vậy mà bây giờ bán kính của xóm chưa tới 50m”.Mới di dời được… 2 trên tổng số 2000 hộ“Cuối năm 2009, trong đợt tiếp xúc với cử tri của xóm, phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Trần Minh Kỳ đã đi kiểm tra thực tế về mức độ sạt lở và hứa sẽ có phương án khắc phục. Chúng tôi hy vọng rằng tỉnh, huyên sẽ kịp thời kè đá để sông khỏi sạt thêm nữa. Sau khi được kè đá các hộ dân đã di dời sẽ tiếp tục quay lại làng”, ông Thâu cho biết thêm.
Ngôi nhà của bà Tứ chỉ cách bờ sông chưa đầy 1 métTrước tình trạng trên, năm 2007 UBND xã Sơn Thịnh đã có chủ trương di chuyển các hộ sạt lở đi sâu vào bên trong. Nhưng do thiếu sự quan tâm, đầu tư nên đến nay mới chỉ có … 2 hộ dân được di dời, còn hàng chục hộ khác thì đang ngày đêm “bám trụ” với mối đe dọa rình rập.Chị Trần Thị Hoà – một trong những hộ dân chịu sự sạt lở nhiều nhất cho chúng tôi biết: “Mặc dù ở lại là rất nguy hiểm nhưng ngặt nỗi nhà quá khó khăn, muốn chuyển nhưng lấy đâu ra tiền để chuyển”.
Quá lo lắng trước việc sông cứ lấn gần vào nhà nhiều hộ đã phải chặt tre rào để ngăn sôngKhi chúng tôi hỏi nếu chuyển sâu vào bên trong thì xã có hộ trợ phần kinh phí nào không thì chị trả lời, chủ trương của xã ra từ năm 2007, mỗi hộ di chuyển xã sẽ hộ trợ 7 triệu đồng. Với số tiền đó việc di dời là rất khó khăn, hơn nữa sau khi chuyển chúng tôi phải bắt đầu cuộc sống lại từ đầu. Cho nên chúng tôi vẫn phải bám lại đây dù biết là rất nguy hiểm.Ông Tống Trần Dương (90 tuổi, xóm Tịnh Hương, Sơn Thịnh) nói: “Nguy hiểm lắm chú ơi! Tôi sống ở đây gần hết đời người rồi mà chưa bao giờ thấy độ sạt lở lại xảy ra kinh khủng như mấy năm nay”.
Ông Thọ cho biết, mới di dời được 2 trong tổng số 2000 hộTrao đổi với Tamnhin.net, ông Nguyễn Quang Thọ – phó chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: “Hiện nay có khoảng 2000 hộ dân đang nằm trong vùng ảnh hưởng của sự sạt lở cần phải di dời, nhưng đến nay do thiếu kinh phí nên mới chuyển được 2 hộ. Hiện nay xã Sơn Ninh đã tiến hành xây kè để chống sạt lở còn một số xã khác thì đang chuẩn bị”.(Còn tiếp)
Hà Vy – Lê Thông

Tamnhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP