Phóng sự - Ký sự

Cứu lấy núi Hồng – Sông La: Kỳ 5 – Sông La và nỗi lo làng bị nuốt

Hàng ngày, hàng giờ hai dòng sông Ngàn Phố và sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) đang lấn sâu vào làng.



>Nham nhở cả rồi… Núi Hồng ơi!

Còn đâu dòng sông thơ mộng!Sông La là hợp lưu của hai sông Ngàn Phố (từ huyện Hương Sơn) đổ về và sông Ngàn Sâu (từ huyện Hương Khê và Vũ Quang) đổ sang. Đến lượt mình sông La lại hợp lưu với sông Cả (từ Nghệ An) chảy sang tạo thành dòng sông Lam nằm giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.Nằm trên độ cao trên 1000m, sông Ngàn Phố có chiều dài khoảng 71km được bắt nguồn từ các dòng suối nhỏ ở vùng núi Giăng Màn trong địa phận các xã Sơn Hồng, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 thuộc huyện Hương Sơn.Sông Ngàn Sâu bắt nguồn từ núi Ông Giao và Cũ Lân nằm trên địa bàn giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, chảy về hướng bắc qua các huyện Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn( Hà Tĩnh) rồi cùng với sông Ngàn Phố đổ ra bến Tam Soa (Đức Thọ) tạo thành dòng sông Lam xanh mát.
Sông ăn sâu vào làng gây nên tình trạng sạt lở nghiêm trọngSông La rất đẹp, có phong cảnh nên thơ, sơn thủy hữu tình là nguồn cảm ứng sáng tạo cho nhiều thi nhi và nhạc sĩ. Và hai bên bờ của con sông này cũng hình thành nên một dải đồng bằng phù sa màu mở thuộc vào loại bậc nhất của vùng Bắc Trung Bộ.Đã bao đời nay hai con sông này như hoà mình vào cuộc sống của những người dân sống dọc hai bên bờ sông, sông ôm những rặng tre xanh toả bóng mát cho làng. Thế nhưng, mấy năm trở lại đậy dòng sông này bỗng nhiên thay đổi “tính nết” và trở nên rất khác thường. Dòng nước không còn chảy hiền hòa theo quy luật vốn có mà thay vào đó là những thất thường khó đoán. Đặc biệt, ở một số đoạn sông đã thay đổi hẳn dòng chảy so với trước đây. Sạt lỡ nghiêm trọngTrước mùa lũ năm nay, chúng tôi đã có chuyến đi dài ngày trên hai dòng sông này để chứng kiến tận mắt cảnh người dân đang phải gồng mình chống chọi lại những tai ương mà dòng sông đã gây ra.
Theo ông Hữu thì mỗi năm sông “ăn” vào khoảng 1mTrên suốt hàng chục km mà chúng tôi đi đến đều chứng kiến một cảnh tượng chung là tình trạng sạt lở diễn ra từ thượng nguồn đến tận cửa sông rất nghiêm trọng. Riêng sông Ngàn Phố mức độ sát lở ở khu vực cửa sông quả thật là đáng báo động. Chỉ tính từ xã Sơn Ninh và Sơn Thịnh ở huyện Hương Sơn thì độ sạt lở đã kéo dài hàng km.Chỉ tay ra phía lòng sông, ông Ngô Sỹ Hữu (84 tuổi, xóm 14, Sơn Ninh), cho chúng tôi biết: “Từ khi hình thành con đường cũ ven sông của xóm là chính giữa dòng sông lúc bây giờ. Đến nay con đường hiện tại của xóm sông cũng đã “ăn” tận đến nơi”. Như vậy, theo ước tính thì mỗi năm sông “ăn” vào làng 1m”.
Con đường ngày xưa rộng thênh thang nhưng nay thì chỉ một chiếc xe đi qua cũng rất khó khănCùng số phận trên, sông Ngàn Sâu hiện nay cũng đang đe doạ nghiêm trọng tới các hộ dân thuộc các xã Phúc Trạch, Lộc Yên, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thuỷ, Hà Linh (Hương Khê) Ân Phú, Đức Giang, Đức Đồng, Đức Bồng… của huyện Vũ Quang. Tình trạng sạt lở mạnh nhất của sông này diễn ra tại xã Hà Linh (Hương Khê) với chiều dài khoảng 8km. Tại xóm 2, Văn Giang xã Đức Giang (Vũ Quang) tình trạng sạt lở cũng hết sức nghiêm trọng. Anh Phạm Văn Tường cho biết: “Tại bến Sông La này mấy năm về trước bờ sông còn cách khoảng 7-8m. Vậy mà trong đợt lũ năm vừa rồi nó đã sạt lở vô tận sát nhà tui”.(Còn tiếp)
Hà Vy – Lê Thông

Tamnhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP