Phóng sự - Ký sự

Cứu lấy núi Hồng – Sông La: Kỳ 4: Nham nhở cả rồi… Núi Hồng ơi!

70 hộ dân khối 8, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)nằm lọt thỏm giữa hàng chục mỏ khai thác đá. Suốt hơn chục năm qua người dân nơi đây đã quen với cảnh tiếng mìn giật đinh tai nhức óc và khói bụi bay phủ kín trời đất.



>Nỗi kinh hoàng mang tên: Mìn (kỳ 3)!

Một xóm có… 15 mỏ khai thác đáDãy Núi Hồng chạy qua địa bàn thị xã Hồng Lĩnh, huyện Can Lộc và huyện Nghi Xuân nhưng các mỏ khai thác đá chủ yếu nằm ở khối 8, phường Đậu Liên, (Hồng Lĩnh) và xã Xuân Lĩnh (Nghi Xuân). Trong đó xã Xuân Lĩnh có 8 mỏ, phường Đậu Liêu 17 mỏ. Đặc biệt trong số này có đến 15 mỏ khai thác đá nằm ở khối 8, phường Đậu Liêu.
Để khai thác được đá hàng chục ha rừng thông đã bị chặt hạ không thương tiếcDọc theo tỉnh lộ 8B nối thị xã Hồng Lĩnh đến huyện Nghi Xuân đi đến đâu chúng tôi cũng đều bắt gặp cảnh tượng các cơ sở khai thác đá đang chạy đua với thời gian để “xẻ thịt” Núi Hồng.Để khai thác được đá, việc đầu tiên là phải chặt bỏ những cánh rừng thông xanh ngát đang đứng hiên ngang trên đỉnh núi. Sau đó hàng loạt máy móc và trang thiết bị được vận chuyển đến để bóc lấp đất phong hoá. Khi các mảng đá xanh đã bắt dầu lộ diện thì các kho chứa mìn cũng bắt đầu được xây dựng, và mìn cũng sẽ được chuyển về ngay… khi có nhu cầu.Sau những tiếng nổ đinh tai nhức óc, rung chuyển cả núi rừng và nhà cửa là cảnh tượng từng tảng đá nặng hàng chục tấn đổ rầm rầm xuống chân núi. Tiếp đến là đến công đoạn đập đá, nghiền đá và vận chuyển đi tiêu thụ. Vòng quay này đã “tuần tự”, lặp đi lặp lại suốt hàng chục năm qua.Cả dãy Núi Hồng dài hàng chục km như nát vụn ra sau những tiếng mìn nổ. Màu xanh của núi được thay bằng một màu xám xịt, loang lỗ trắng hoang lạnh. Núi Hồng đang rỉ máu!Ông Nguyễn Văn Hưng (70 tuổi) kể: “Nếu ai đã lâu không về quê thì bây giờ không nhận ra đâu là Núi Hồng nữa. Không hiểu họ cấp phép kiểu gì mà hầu như đỉnh núi nào cũng bị khai thác nham nhở. Thấy cảnh tượng này mà xót xa quá, nhưng bất lực không làm gì được”.
Nát bươm Núi HồngHầu hết người dân ở khối 8 khi được hỏi đều phản ánh rằng, trong hàng chục năm qua khi nào họ cũng phải sống trong cảnh bị tiếng mìn và khói bụi từ các mỏ đá tra tấn và gây ô nhiễm rất nặng nề.Theo điều tra của Tamnhin.net thì ngoài những mỏ đá được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép thì dọc tỉnh lộ 8B còn có khá nhiều mỏ khai thác đá “tự phát” do các hộ dân tự lập nên. Và một điều chắc chắc là những mỏ đá này không hề có tên trong danh mục quản lí của bất kỳ một cơ quan chức năng nào ở Hà Tĩnh.“Phường chẳng được lợi ích gì”Bà Đặng Thị Lý, chủ tịch phường Đậu Liêu cho biết: “Phường Đậu Liêu với diện tích 2443 m2 nhưng có tới 17 mỏ đá. Các mỏ đá này tập trung chủ yếu ở khối 8, chỉ có hai mỏ đá nằm ở địa bàn khối 1. Từ khi HTX về khai thác các mỏ đá ở đây thì phường không nhận được một lợi ích nào từ các mỏ đá này, có chăng thì phường “nhận được” sự ô nhiễm. Trong năm 2009, có 3 trên tổng số 17 mỏ đá nộp cho phường 27 triệu đồng tiền phí môi trường, ngoài ra chúng tôi không hề nhận được bất cứ lợi ích gì từ mỏ đá. Nguồn lao động trong các mỏ đá này cũng không phải là người địa phương mà chủ yếu là từ các địa phương khác đến”.
Có 17 mỏ khai thác đá trên địa bàn nhưng năm 2009, phường Đậu Liêu chỉ thu vêề 27 triệu tiền phí môi trường của 3 doanh nghiệpViệc các mỏ đá ở đây hoạt động với mật độ dày đặc đã gặp phải sự phản đối gay gắt từ phía người dân. Đặc biệt là những mỏ đá nằm quá gần nhà dân như mỏ đá của HTX Minh Tân và mỏ đá của đơn vị Việt – Séc.“Mặc dù chính quyền phường đã thông báo với phòng TN&MT thị xã nhưng các mỏ đá này vẫn thực hiện không nghiêm túc về vấn đề môi trường”, bà Lý cho biết thêm.“Chỉ khai thác trong vùng đã quy hoạch”Trong cuộc làm việc với Tamnhin.net về vấn đề khai thác đá trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Hổ- Củ tịch UBND thị xã Hông Lĩnh cho biết: “Hồng Lĩnh được thiên nhiên ban tăng cho một kho tài nguyên quý giá đó là đá. Việc cấp phép cho các cơ sở khai thác đá ở Núi Hồng là lẽ đương nhiên vì hiện nay nhu cầu cung cấp đá xây dựng cho các công trình trên địa bàn cả tỉnh là hết sức cấp thiết. Tôi không trả lời câu hỏi là số lượng mỏ đá ở trên địa bàn này là nhiều hay ít mà tôi muốn nhấn mạnh là các mỏ này đều nằm trong vùng quy hoạch”.
Ông Nguyễn Văn Hổ, chủ tịch thị xã Hồng Lĩnh:”Các mỏ đá đang khai thác đều nằm trong vùng quy hoạch”Ông Hổ còn nhấn mạnh: “Núi Hồng là biểu tượng của Hà Tĩnh nên quan quan điểm của cá nhân tôi là phải khai thác hợp lý, có quy hoạch cụ thể chứ không để tình trạng cả 99 ngọn non Hồng bị đào lên nham nhở. Trong Đại hội Thị uỷ vừa rôi tôi có đề xuất phương án với Sở TN&MT là yêu cầu các doanh nghiệp và HTX khai thác đá phải bỏ vốn đầu tư công nghệ để đảm bảo an toàn lao động và môi trường. Nếu doanh nghiệp nào mà không đáp ứng được các yêu cầu quy định thì nên thu hồi giấy phép kinh doanh”.Kỳ tới: “Nỗi lo sông “nuốt” làng”
Hà Vy – Lê Thông

Tamnhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP