Cụ thể, vận động viên (VĐV) Vũ Thị Ngọc Hà bị xóa bỏ tất cả các thành tích và thu hồi huy chương đã đạt được tại SEA Games 31 (HCV nội dung nhảy xa và HCB nội dung nhảy 3 bước), đồng thời bị cấm thi đấu 16 tháng, tính từ ngày 16/5/2022 đến ngày 16/9/2023.
VĐV Khuất Phương Anh bị tước thành tích tại SEA Games 31 (HCV 800m nữ, HCB 1.500m nữ) và bị cấm thi đấu 18 tháng, tính từ ngày 16/5/2022 đến ngày 16/11/2023.
VĐV Quách Thị Lan bị cấm thi đấu 18 tháng, tính từ ngày 17/5/2022 đến ngày 17/11/2023. Ảnh: AP |
Khuất Phương Anh nằm trong số các VĐV dính doping tại SEA Games 31. Ảnh: Nguyễn Bình- Phong Sơn |
Trong lịch sử, thể thao Việt Nam ghi nhận 19 trường hợp dính doping kể từ SEA Games 2003. Trong đó có một số ca điển hình như á quân Olympic Hoàng Anh Tuấn hay "Công chúa" thể dục dụng cụ Đỗ Thị Ngân Thương... Đa số trường hợp này đều khẳng định họ thiếu kiến thức và kỹ năng phòng chống doping ở mức tối thiểu. |
VĐV Quách Thị Lan bị cấm thi đấu 18 tháng, tính từ ngày 17/5/2022 đến ngày 17/11/2023. VĐV Hoàng Thị Ngọc bị cấm thi đấu 18 tháng, tính từ ngày 18/5/2022 đến ngày 18/11/2023. VĐV Lê Ngọc Phúc bị cấm thi đấu 16 tháng, tính từ ngày 15/5/2022 đến ngày 15/9/2023.
Hoàng Thị Ngọc và Quách Thị Lan cũng bị tước HCV nội dung tiếp sức 4x400m nữ. Ngoài ra, Quách Thị Lan còn bị tước HCV nội dung 400m rào nữ. Lê Ngọc Phúc bị tước HCB 400m nam, HCB tiếp sức 4x400m nam.
Trước đó, Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA) đề xuất mức án cấm thi đấu cả 5 VĐV trên với thời gian 4 năm. Sau đó phía Việt Nam đề nghị được giảm án cho các VĐV bởi tất cả đều chỉ vô tình sử dụng chất cấm trong quá trình tập luyện, thi đấu tại SEA Games 31. WADA đã đồng ý với mức án mà Trung tâm doping và y học thể thao Việt Nam đề xuất.
Tác giả: L.T.Đ
Nguồn tin: Báo Công Luận