|
Còn hơn 2 tuần nữa đến Tết Trung thu (rằm tháng 8), nhưng thời điểm này tại chợ Hàng Mã (Hà Nội), nhiều đồ chơi bạo lực như súng, kiếm nhựa, mặt nạ quái dị đã tràn ngập. |
|
Một loại súng có giá bán 200.000 đồng, bắn bằng đạn nhựa được thiết kế bắt mắt. |
|
Một loại súng mới khác cũng vừa xuất hiện, có thể bắn ra tia laser. |
|
Hầu hết các đồ chơi trên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc được tiểu thương nhập từ chợ Tân Thanh (Lạng Sơn) hoặc nhập thẳng từ Thẩm Quyến (Trung Quốc) với số lượng lớn. |
|
Những khẩu súng được bán với giá từ 50.000 – 300.000 đồng được chế tạo bắn bằng đạn nhựa hoặc mũi tên nhựa. |
|
Những đồ chơi mang tính chất bạo lực khác như kiếm, giáo… cũng được bày bán công khai tại khu chợ này. |
|
Theo quy định các loại đồ chơi dành cho trẻ em phải tuân thủ theo QCVN 3:2009/BKHCN, trước khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo quy chuẩn. Tuy nhiên, tất cả loại đồ chơi này đều không có tem. |
|
Theo các chuyên gia tâm lý, việc để con trẻ chơi các đồ chơi này dễ dẫn đến các hành vi mang tính bạo lực, côn đồ rất khó kiểm soát. |
|
Các món đồ chơi này không có tem hợp quy, không in tiếng Việt và nhà nhập khẩu, thay vào đó là chữ Trung Quốc. |
|
Ngoài những hình mặt nạ dễ thương, phù hợp với lứa tuổi con trẻ thì những loại mặt nạ rùng rợn cũng xuất hiện. |
|
Những miếng dán hoạt hình có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán nhiều tại Hàng Mã. Cách đây không lâu các cơ quan chức năng khuyến cáo không nên dùng đồ chơi này, vì chất Phthalate có trong miếng dán hoạt hình là chất độc hại có khả năng gây ung thư và vô sinh cho trẻ em. Trước đó, chất này từng được phát hiện trong sản phẩm thú nhún Trung Quốc bày bán tại Việt Nam. |
Trao đổi với Zing.vn, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho biết, những đồ chơi bạo lực này có xuất xứ từ Trung Quốc bày bán tràn lan trên thị trường. Chơi thứ này đầu óc con trẻ sẽ bị gieo những vấn đền chết chóc chém giết dẫn đến những hành vi mang tính bạo lực. Mặt khác các loại đồ chơi này được làm những loại nhựa tái chế không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe”.
...
“Phụ huynh nên giáo dục trẻ em chơi những trò chơi truyền thống, mang tính hồn nhiên ngây thơ, thay vì những loại đồ chơi bạo lực”, ông Hòa nói thêm.
Theo Bác sĩ Lê Ngọc Duy – Phó chủ nhiệm Khoa Cấp cứu- chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm khoa Cấp cứu – Chống độc bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 2.000 trường hợp tai nạn, thương tích ở trẻ. Phần lớn các trường hợp do phụ huynh bất cẩn cho con chơi đồ chơi mất an toàn, trong đó có đồ chơi bạo lực. Những trường hợp này nếu không được đưa vào cấp cứu kịp thời thì rất có thể nguy hiểm đến tính mạng.