Được đăng trên nhiều tờ báo và cả trên tạp chí Life, ban đầu tấm ảnh này được cho là chụp lại Trung úy Bill Newton, người đã bị bắt tại thị trấn Salamaua (Papua New Guinea) và bị hành quyết vào ngày 29/3/1943. Cho đến ngày nay, người lính trong ảnh vẫn bị nhầm là Newton.
Ảnh chụp Siffleet trước lưỡi kiếm hành hình của Phát xít Nhật. |
Thực tế, người lính này có tên là Leonard George Siffleet. Ông sinh ra vào ngày 14/1/1916 tại Gunnedah, bang New South Wales, Úc. Siffleet là người rất yêu thể thao và phiêu lưu, năm 1930 ông đã chuyển đến sinh sống tại Sydney để kiếm việc làm. Ông có ý định làm cảnh sát nhưng đã bị khước từ do mắt kém.
Tuy vậy, tháng 8/1940 ông Siffleet tham gia nhập ngũ và tham gia một đơn vị phục vụ dưới mặt đất tại Căn cứ Không quân Richmond, sau đó trở lại làm dân thường. Không lâu sau đó, tháng 9/1941, ông trở thành một người lính Quân đoàn Hoàng gia Úc số 2.
Ông Siffleet đã theo học một khóa về liên lạc chiến trường tại Trường Cao đẳng Melbourne trước tình nguyên tham gia đội đặc nhiệm vào tháng 9/1942. Ông được điều vào đơn vị Z Special và đến năm 1943 ông đến Cairns (Úc) để tiếp tục huấn luyện.
Ông Siffleet được lên chức Trung sĩ vào tháng 5/1943 và được giao nhiệm vụ liên lạc điện đài trong đơn vị. Không lâu sau đó ông được thuyên chuyển sang Đơn vị M Special và đến Papua New Guinea cùng các đồng đội.
Lính Mỹ ở Papua New Guinea, tháng 6/1945. |
Giữa tháng 9 năm 1943, ông đến Aitape (Papua New Guinea) cùng đội của mình và hoạt động trong vùng địch. Nhưng đến tháng 10/1943, họ bị dân New Guinea phát hiện và bị bao vây. Ông Siffleet nổ súng vào một số kẻ tấn công trước khi trốn chạy, nhưng ông đã nhanh chóng bị bắt cùng với đội của mình.
Người dân New Guinea giao họ cho quân Nhật, và những người lính bị đưa đến Malol và bị tra khảo dã man. Ngày 24/10/1943, ông Siffleet cùng 2 người khác bị đưa ra bãi biển và bị hành quyết trước sự chứng kiến của lính Nhật và người dân.
Chỉ huy của Lực lượng Hải quân tại Aitape là Phó Đô đốc Kamada đã ra lệnh xử tử này. Yasuno Chikao, kẻ thực hiện hành quyết đã bị tuyên án tử hình sau chiến tranh, nhưng sau đó đã được giảm án xuống còn 10 năm tù do hành động theo lệnh của cấp trên.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…