Phóng sự - Ký sự

Cận cảnh tận diệt rừng Quốc gia Vũ Quang (kỳ 5) – Đột nhập “vương quốc” gỗ lậu nép mình dưới chân núi

Sau khi đăng loạt bài phản ánh về tình trạng chặt phá rừng, buôn bán gỗ trái phép trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân đã cung cấp thông tin về một số địa chỉ buôn bán gỗ lớn khác trên địa bàn. pv đã tiếp cận và phát hiện thêm một trung tâm buôn bán gỗ lớn ở xã Yên Lộc, huyện Can Lộc.

Yên Lộc là xã nổi tiếng về nghề mộc và buôn bán gỗ. Yên Lộc cách thị trấn Nghèn (QL1A) hơn 10km, cách Ngã ba Lạc Thiện (QLA8) khoảng 10km, có đường tỉnh lộ 12 đi qua, lại giáp sông Cài nên thuỷ bộ đều thuận tiện. Thợ mộc Yên Lộc có thể làm nhiều mặt hàng mộc dân dụng và cao cấp khác nhau, nhưng nổi tiếng nhất là kĩ thuật đóng trần nhà. Ngay cả thợ mộc làng nghề Thái Yên (Đức Thọ) cũng không thể sánh bằng thợ Yên Lộc về mặt này, vì thợ Yên Lộc làm trần nhà nhanh và đẹp, bền chắc, giá cả “mềm” nhất, lại sẵn gỗ.Chỉ cần một cú điện thoại, qua giao kèo bằng miệng, thợ Yên Lộc sẽ chở cả gỗ và nhân công đến làm. Trong một thời gian ngắn kỉ lục, gia chủ đã có một trần nhà như ý, giá cả tuỳ theo kiểu dáng trần và chất lượng gỗ. Nếu chủ nhà đã có gỗ, thợ chỉ lấy tiền công, giá hiện nay khoảng 100 nghìn/m2.
Một đống gỗ lớn, với những súc gỗ vuông vắn, đường cưa còn tươi rói để phía trước trường Tiểu học Yên LộcNgổn ngang bãi gỗ trước một xưởng cưaVào làng Yên Lộc, ấn tượng dễ thấy nhất là những đống gỗ cao nghi ngút để làm trần nhà, với rất nhiều gỗ vườn như xoan đâu, tràm… Tiếng máy cưa chạy ồn ào, người làm nghề, buôn bán nhộn nhịp. Đường sá, nhà cửa khang trang, có nhiều dãy nhà cao tầng. Tất cả nguồn lợi đó đều từ gỗ.Nhưng Yên Lộc còn là một trung tâm buôn bán gỗ cực lớn, với nhiều loại gỗ quí, hiếm. Một người dân cho biết: “Yên Lộc có 7 xóm, nhưng người làm mộc và buôn bán gỗ chủ yếu tập trung ở xóm 4 và xóm 5. Có nhiều đại gia buôn gỗ như B., Đ., cực kì giàu có, giao dịch rất rộng”. Tôi ngỏ ý muốn mua gỗ trắc và dổi, người dân này cho biết: “Gỗ trắc chỉ ông B. mới có, nhưng đắt lắm, chủ yếu bán sang Trung Quốc. Ông B. rất khó gặp, vì ông thường đi các nơi để giao dịch. Gỗ dổi thì ông Đ. có nhiều. Dạo này thường về nhiều xe gỗ lớn, anh thử hỏi xem ông ấy có thừa thì ông ấy bán cho”.Theo lời người dân chỉ lối, tôi phóng xe “thị sát” một vòng xóm 4 và xóm 5, và thực sự choáng ngợp bởi những đống gỗ, bê gỗ để ngổn ngang khắp nơi. Có những đống gỗ để trong nhà dân, che bạt kín mít, nhưng cũng có những bê gỗ, cây gỗ khổng lồ để mặc ngoài trời không che đậy. Không biết cơ man nào là gỗ. Tuy không biết từng loại gỗ gì, nhưng cứ nhìn những súc gỗ lớn vuông vức, thẳng tắp, hằn cưa còn tươi rói, những bê gỗ lớn để đóng phản, tôi cũng biết đó không thể là gỗ tạp.Thấy tôi chạy xe máy chầm chậm, một số người dân nhìn với ánh mắt dò xét. Ghé một nhà dân, khi biết tôi cần mua gỗ, người đàn ông chừng 60 tuổi rất hồ hởi chỉ vẽ: “Anh cần làm nhà kiểu gì, kích cỡ bao nhiêu, cần gỗ gì, cứ đem bản vẽ đến, thợ ở đây sẽ tính toán rất chính xác, và họ sẽ đặt cho thợ tại cửa rừng, sau một thời gian ngắn là có gỗ chở đến tận nhà, giá cả thoả thuận”. Thấy ông đang làm nhà, mà lại đổ cột, hạ bằng bê tông, tôi hỏi tại sao thì ông nói: “Tôi là nông dân, không nhiều tiền nên làm cột bê tông cho tiết kiệm, cả nhà này anh thấy lớn vậy nhưng hết toàn bộ chỉ khoảng 150 triệu đồng. Nếu làm nhà gỗ thì chừng ấy chưa đủ mua gỗ”.
Gỗ thành phẩm trước một xưởng mộcNhững cây gỗ khổng lồ trên sân vận động xómMột đống gỗ vừa được bốc từ trên ô xuống, vứt ngổn ngang cạnh mương nước bên đườngGỗ lèn chật cứng trong một xưởng cưa. Có rất nhiều xưởng cưa trong xã Yên Lộc, tiếng máy ồn ã đêm ngày, tiêu thụ một lượng gỗ cực lớn.Để “mục sở thị”, ông dẫn tôi đến nhà của một đại gia buôn gỗ theo ông chỉ cỡ vừa, chỉ vào ngôi nhà mà cột là những cây gỗ cực lớn, cao 4 – 5 m, toàn bộ hạ, kèo, vách đều bằng gỗ bóng loáng. Ông nói: “Anh thử đoán xem, ngôi nhà đó bao nhiêu tiền?”. Thấy tôi nghệt mặt ra, ông cười: “Tiền tỷ đó”.
Đến Yên Lộc, đi đâu cũng gặp gỗNgôi nhà khang trang của một “đại gia” buôn gỗ Một người bạn đã từng vào Yên Lộc mua gỗ làm nhà cho biết: “Vào Yên Lộc mới biết những đại gia gỗ lậu, chỉ nhìn vào đống gỗ trắc của họ cũng đủ “lắc đầu lè lưỡi” (Theo giá hiện tại, gỗ trắc tuỳ theo kích thước giá dao động từ 160 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/kg – PV). Tôi hỏi, làng này buôn gỗ đã lâu chưa, anh nói: “Không biết chính xác, nhưng hình như làng này có lịch sử nghề mộc cả trăm năm nay. Đây là nơi buôn gỗ đắc địa vì tương đối xa quốc lộ, lại ẩn mình dưới núi nên ít bị để ý”.
Quang Đại

Tam Nhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP