Phóng sự - Ký sự

Cận cảnh tận diệt rừng Quốc gia Vũ Quang (kỳ 4) “Kiến tha lâu” thì thành “vương quốc” gỗ lậu

Sau khi đăng bài “Đột nhập “vương quốc” gỗ lậu”, PV đã có buổi làm việc với ông Mai Đình Thành, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Ông Mai Đình Thành cho biết: “Xã Đức Thịnh, Thái Yên là nơi tập kết gỗ cho làng nghề truyền thống Thái Yên. Huyện Đức Thọ đang có chủ trương phát triển làng nghề mộc truyền thống, để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động”. Theo ông Thành, sau khi phản ánh sự việc, Hạt kiểm lâm Đức Thọ đã xuống kiểm tra và nhận thấy báo phản ánh đúng sự thật. “Số gỗ tập kết ở Đức Thịnh và Thái Yên rất nhiều, nhưng hầu hết là gỗ hợp pháp. Gỗ lậu trà trộn vào đó là không thể tránh khỏi, nhưng số lượng cụ thể phải kiểm tra mới nắm bắt được, và chủ yếu là do đội quân xe máy tập kết về, theo kiểu “kiến tha lâu đầy tổ”, ông Thành cho biết.
Ông Mai Đình Thành:”lực lượng mỏng đã khiến chúng tôi gặp nhiều khó khăn”Về “vấn nạn” xe máy chở gỗ lậu, ông Mai Đình Thành giải thích, các đối tượng này đều thuộc diện nghèo, không nghề nghiệp nên liều lĩnh mưu sinh. Xe máy của họ cũng chỉ trị giá từ 1-2 triệu đồng, không biển số, không giấy tờ nên khi bị truy đuổi họ sẵn sàng bỏ lại xe. Hiện nay Hạt kiểm lâm Đức Thọ đang thu giữ mấy cái để xử lý. Chặn, đuổi đối tượng này đều rất nguy hiểm, không chỉ cho đối tượng mà cả người đi đường, một mình lực lượng kiểm lâm không làm nổi. Các đối tượng lại thường hoạt động vào đêm tối, mờ sáng, giữa trưa…, lực lượng kiểm lâm lại mỏng, nên càng khó ngăn chặn, mặc dù đã rất cố gắng.Theo quy định, lực lượng kiểm lâm có quyền dừng xe gỗ để kiểm tra. Nếu có nghi vấn, chỉ được kiểm tra 30% số gỗ trên xe. Nếu không phát hiện được gỗ bất hợp pháp thì phải cho xe tiếp tục lưu hành, không được dỡ toàn bộ xe gỗ xuống kiểm tra. Đây có thể là một “kẽ hở” của luật để lâm tặc lợi dụng.

Xe máy chở gỗ lậu, đâu là giải pháp ngăn chặn?Ông Thành cho biết, mặc dù địa bàn Thái Yên không có rừng, nhưng Hạt kiểm lâm Đức Thọ vẫn phân công hai cán bộ phụ trách, bởi vì xác định đây là “điểm nóng”. Có 8 máy cưa được cấp phép trên địa bàn, chỉ riêng gỗ để các máy cưa này xẻ cũng đã rất lớn. Các chủ máy cưa họ chỉ biết cưa gỗ theo yêu cầu của khách hàng, hiện chưa có chế tài buộc phải xuất trình nguồn gốc gỗ hợp pháp cho các chủ xưởng cưa. Mặt khác khi một xe gỗ về, có nhiều người mua, vì vậy không thể “chia nhỏ” giấy ra được, mặc dù xe gỗ vẫn có giấy tờ hợp pháp.Ông Thành cho biết Hạt kiểm lâm đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động, tuyên truyền người dân không kí cam kết không tham gia buôn bán, tàng trữ lâm sản trái phép. “Các trường hợp vi phạm bị phát hiện chúng tôi đều xử lý theo quy định”. Theo ông Thành, để chống hiện tượng buôn bán gỗ lậu, cần có quá trình và sự phối hợp của các ban ngành và chính quyền địa phương.Tiếp xúc với một số người dân và người làm nghề mộc trên địa bàn, PV được biết ở Hà Tĩnh còn không ít những tụ điểm buôn bán gỗ khổng lồ.

tiếp tục thông tin cùng bạn đọc.
Trọng Nghĩa – Hà Vy

Tam Nhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP