Phóng sự - Ký sự

Cận cảnh tận diệt rừng Quốc gia Vũ Quang (kỳ 2)

Sau khi đưa gỗ được từ rừng ra người dân hai xã Hương Quang và Hương Điều (Vũ Quang – Hà Tĩnh) lại tìm cách cất dấu chờ thời để bán hoặc mang về xuôi khi phải di dời nhường đất cho dự án thuỷ lợi đa chức năng Ngàn Trươi – Cẩm Trang.

Dân trữ gỗ lậu chờ thời mang… về xuôi

Chờ thờiThường ngày việc khai thác gỗ ngoài mục đích sử dụng thì cách lâm tặc chủ yếu bán cho các đầu nậu gỗ vào thu mua tại chỗ. Các đầu nậu này sử dụng quan hệ, “thuế má”, “luật lệ”… chở gỗ bằng xe khách đã tháo hết ghế, theo đường tỉnh lộ 5 ra khỏi khu vực rừng quốc gia. Người dân bán gỗ tại chỗ thường giá thấp hơn khi mang ra khỏi khu vực rừng rất nhiều. Nhưng khi biết sắp di dời tái định cư thì người dân xem đây như là cơ hội để mang gỗ ra khỏi khu vực rừng với số lượng lớn.Anh H là một người dân khai thác gỗ lậu nhiều năm cho biết, ngoài việc kiếm gỗ để bán thì cũng đang tích trữ gỗ để làm cho đủ một ngôi nhà nữa. Khi nào đủ gỗ thì anh thuê thợ về đục qua thành hình một ngôi nhà mới, để cất sẵn đấy, lúc nào chuyển nhà ở thì trà trộn chở ngôi nhà mới làm này về theo.
Hầu như nhà nào cũng có một gian riêng để chứa gỗNgôi nhà ba gian 16 cái cột nhà của anh H đang ở là một mơ ước của nhiều người. 8 cái cột chính giữa có đường kính 31cm, cao hơn 6m. Các cột được làm từ gỗ lim, vàng tâm. Nay anh đang góp làm một cái tương tự như thế.Khác với anh H, T cũng góp gỗ nhưng lại đưa về để trong nhà, ai mua được thì bán. Nhìn trước hiên nhà của T như một nhà kho chứa gỗ. Nào là những cây gỗ tròn làm cột nhà, những bê gỗ vuông làm xà nhà hoặc xẻ làm ván, có 3 bộ phản loại 2 tấm rộng 80cm gỗ sú và gỗ bộp vàng. T chia sẻ rằng ở đây có máy xẻ gỗ rồi, không phải xẻ ván bằng cưa xăng như trước nữa vừa mệt vừa lâu. Khi nào chuyển đi, T dự định sẽ đem số gỗ của mình về cùng với một vài cây gỗ vườn để ngụy trang.“Thuế rừng”T kể rằng ngày trước đi làm gỗ thoải mái lắm không như giờ phải tính toán kỹ để giảm việc “ngoại giao” không thì mất trắng. Vì đây là rừng quốc gia, cây thì mình không phải trồng, không bỏ công chăm sóc mà chỉ việc khai thác lấy nên cũng hay bị “cướp” lắm. Ngày trước mỗi khi đi đâm (cưa) xong thì ngày sau sẽ lùa trâu vào rừng kéo gỗ về. Mỗi lần kéo gỗ về là có người đứng đón sẵn để “thu thuế”, lực lượng thu thuế theo như T nói thì có 2 loại đóng chốt tại đây. Thuế có “khung” quy ước bằng miệng cụ thể cho từng “mặt hàng” mà ai cũng phải nộp.
Thế nhưng để có được những khúc gỗ như thế này người dân cũng phải trải qua nhiều “cửa ải”Một lực lượng có giá thu cụ thể như sau: 300ngàn/1 cột gỗ tròn, 200ngàn/bê gỗ vuông, 500ngàn/phản gỗ; còn lực lượng trực tiếp cai quản có giá gấp đôi giá trên. Ngoài ra, lâm tặc mỗi lần vào rừng còn phải gánh khoản “thuế” tùy thuộc theo kiểu “gửi kiếm” cho ít cái hoa chuối rừng, hay ít ngọn măng….Bây giờ các khoản “thuế” đó vẫn không thay đổi, nhiều người chưa có tiền mặt để nộp thì sẽ “truy thu” tại nhà vào dịp khác. Nhưng giờ ngoài việc thu thuế ra mà gặp lâm tặc mang về được gỗ đẹp, tốt thì một số “quan” bỏ tiền ra mua gỗ luôn. Sau đó gửi theo các xe đầu nậu gỗ chở kèm về xuôi. Kỳ tới: “Đột nhập vương quốc gỗ lậu”
Thanh Hà

Tam Nhin

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP