|
Nếu các cuộc thử nghiệm này thành công, tình cảnh tắc đường tại Đức và nhiều nước khác có thể sẽ sớm chấm dứt. Bên cạnh đó, theo giới chức địa phương, taxi bay cũng có thể mở ra tiềm năng tăng trưởng mới cho ngành công nghiệp công nghệ cao của Đức.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đức Andreas Scheuer cho biết: “Taxi bay không còn là câu chuyện của tương lai nữa, chúng có thể giúp chúng ta vươn tới một tầm cao mới về tính di động. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, cũng như những công ty khởi nghiệp non trẻ, đã phát triển công nghệ này một cách cụ thể và thành công.”
|
Chiếc xe concept đã được Audi và Airbus giới thiệu cách đây không lâu, với tên gọi Pop.Up Next (ảnh trên). Hệ thống phản lực của chiếc xe này là 4 quả cánh lớn, mỗi quả có 8 cánh quạt trực thăng. Mỗi cánh quạt được vận hành bởi một động cơ điện 26 mã lực (20 kW), sử dụng năng lượng do bộ ắc quy 70 kWh cung cấp.
Toàn bộ hệ thống có công suất lên tới 214 mã lực (160 kWh) và có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 120 km/h. Phạm vi hoạt động của nó là 50 km, sau đó, phương tiện cần hạ cánh để sạc điện trong ít nhất 15 phút.
Audi hiện không phải là nhà sản xuất duy nhất đang đầu tư vào công nghệ di chuyển tiên tiến này. Một hãng xe lớn khác của Đức là Daimler hiện cũng đã bắt tay với Intel Corp để hỗ trợ Volocopter - công ty khởi nghiệp của Đức đang phát triển một loại máy bay trực thăng sử dụng năng lượng điện có phong cách giống máy bay không người lái. Trong khi đó, hồi tháng 11 năm ngoái, chủ sở hữu của Volvo là tập đoàn Geely, Trung Quốc cũng đã thâu tóm Terrafugia - nhà phát triển ô tô bay của Mỹ.
Tác giả: Lạc Diệp
Nguồn tin: Báo Dân trí