Trong nước

8 sự kiện chính trị – xã hội nổi bật của Việt Nam năm 2016

Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII, Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên có nữ chủ tịch, Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Việt Nam, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh lần đầu tiên giành HCV Olympic, sự cố ô nhiễm biển Miền Trung, hiên tại hoàn thành… là những sự kiện chính trị – xã hội nổi bật của Việt Nam trong năm 2016.

8 su kien chinh tri - xa hoi noi bat cua Viet Nam nam 2016 - Anh 1

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII

Trong các ngày từ 21-28/1/2016, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 68 đoàn đại biểu, gồm 1.510 đại biểu, đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên, nhiều hơn 133 đại biểu so với Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đây là Đại hội có số lượng đại biểu đông nhất, đại biểu có trình độ học vấn cao nhất trong 12 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Đại hội đã tổng kết 30 năm đổi mới cũng như đưa ra định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

8 su kien chinh tri - xa hoi noi bat cua Viet Nam nam 2016 - Anh 2

Lần đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội

Ngày 22/5, cử tri cả nước đã đi bầu cử Đại biểu Quốc hội XIV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệp kỳ 2016-2021. Kết quả: 496 người trúng cử trong tổng số 870 người ứng cử. Trong phiên họp toàn thể diễn ra vào tháng 7, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có phụ nữ giữ cương vị này.

8 su kien chinh tri - xa hoi noi bat cua Viet Nam nam 2016 - Anh 3

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân

Ảnh: Tuoitre

Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong 3 ngày (23, 24 và 25/5). Trong chuyến thăm này, Tổng thống Obama ra tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, tham gia thảo luận với Việt Nam để thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ trong các lĩnh vực như: kinh tế, an ninh, nhân quyền và các vấn đề khu vực và toàn cầu…

8 su kien chinh tri - xa hoi noi bat cua Viet Nam nam 2016 - Anh 4

Barack Obama là Tổng thống Mỹ thứ 3 đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, sau Tổng thống Bill Clilton (năm 2000) và Tổng thống George W. Bush (năm 2006).

Sự cố ô nhiễm biển miền Trung

Tháng 4/2016, cá chết hàng loạt ở gần Khu Công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) rồi nhanh chóng lan rộng ra 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, gây ra thảm họa môi trường lớn nhất lịch sử Việt Nam.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xác nhận do quá trình xả thải không theo tiêu chuẩn của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Gần 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã tiến hành khảo sát để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt, bất thường.

Ngày 29/6, ông Trần Nguyên Thành – Chủ tịch HĐQT Formosa – thừa nhận: Formosa đã gây ra sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung và cam kết bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố môi trường và các cam kết liên quan khác. Số tiền Formosa phải bồi thường là 11.500 tỉ đồng.

Thiên tai hoành hành

Khô hạn ở Tây Nguyên, xâm lấn ngập mặn chưa từng có ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, mưa lũ ngập lụt ở miền Trung… do thiên nhiên và tác động tiêu cực của con người khiến hàng triệu người dân lâm vào cảnh khốn cùng: thiếu nước ngọt sinh hoạt và sản xuất, ruộng vườn chết khô vì thiếu nước hoặc thối rữa vì lũ lụt, thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

8 su kien chinh tri - xa hoi noi bat cua Viet Nam nam 2016 - Anh 5

Xâm nhập mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: TTXVN

Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết: Thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài ở khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ lên đến 5.600 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 160 nghìn ha lúa bị thiệt hại do khô hạn, xâm nhập mặn. Nếu tính theo tỉ lệ sản lượng đạt 5 tấn/ha, thì có khoảng 800 nghìn tấn lúa đã mất trắng. Nhiều hộ gi a đình không có thu nhập cũng do hạn mặn. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất gồm: Kiên Giang (trên 54.000 ha), Cà Mau (gần 50.000 ha), Bến Tre (gần 14.000 ha) và Bạc Liêu (gần 12.000 ha)…

Trong khi đó, mưa lũ liên tiếp diễn ra tại Miền Trung trong hai tháng qua đã cướp đi sinh mạng và làm mất tích 111 người, 121 người bị thương; hơn 300 nghìn ngôi nhà bị ngập, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.500 tỷ đồng.

Truy nã Trịnh Xuân Thanh

Ngày 16/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã ra Quyết định số 19/C46-P12 truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với ông Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian giữ chức Chủ tịch Tổng công ty CP xây lắp dầu khí PVC.

8 su kien chinh tri - xa hoi noi bat cua Viet Nam nam 2016 - Anh 6

Sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh (nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang) bị phát giác khi ông sử dụng xe gắn biển xanh. Cơ quan chức năng cũng phát hiện quá trình luân chuyển, điều động, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh có nhiều sai phạm. Nhiều cán bộ cấp cao liên quan đến quyết định luân chuyển, khen thưởng ông Trịnh Xuân Thanh cũng bị kỷ luật.

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành HCV Olympic

Năm 2016 ghi dấu bước tiến mới cho thể thao Việt Nam khi lần đầu tiên giành huy chương vàng Olympic. Chiến công đó thuộc về xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trong nội dung 10m súng ngắn hơi nam trong trận chung kết Olymic ngày 7/8 tại Rio 2016. Hoàng Xuân Vinh cũng lập kỷ lục Olympic khi giành 202,5 điểm, hơn xạ thủ Felipe Almeida Wu (Brazil) 0,4 điểm.

8 su kien chinh tri - xa hoi noi bat cua Viet Nam nam 2016 - Anh 7

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh giành huy chương vàng Olympic 2016

Năm 2016 – năm Quốc gia khởi nghiệp

Trước xu hướng khởi nghiệp đang ngày càng phát triển sâu rộng trên bình diện khu vực và thế giới, Chính phủ đã quyết định chọn năm 2016 là năm Quốc gia khởi nghiệp. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận số lượng doanh nghiệp thành lập mới thành lập nhiều chưa từng có. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 11/2016, gần 102 nghìn doanh nghiệp đã được thành lập, cao hơn con số 94,7 nghìn doanh nghiệp mới của năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, thị trường khởi nghiệp Việt cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, hệ sinh thái khởi nghiệp chưa được hoàn thiện, thủ tục hành chính còn rườm rà… khiến nhiều nhà khởi nghiệp Việt phải mang “đứa con tinh thần” ra nước ngoài khởi nghiệp, thậm chí còn hình thành làn sóng đưa startup chạy sang Singapore là vấn đề đáng để suy ngẫm.

PV

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP