Giáo dục

5 trường đại học đào tạo ngành Bảo hiểm

Trong số hơn 200 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, chỉ có 5 cơ sở giáo dục bậc đại học mở đào tạo ngành Bảo hiểm hệ chính quy với thời gian học 4 năm.

Truờng Đại học Lao động - Xã hội (Hà Nội) mở đào tạo ngành Bảo hiểm từ năm 2009 với hai chuyên ngành Bảo hiểm xã hội và Bộ môn Bảo hiểm thương mại. Năm ngoái, điểm chuẩn ngành Bảo hiểm (tổ hợp môn A00, A01, D01) là 21,15 điểm.

Năm nay, trường này dự kiến tiếp tục tuyển sinh ngành Bảo hiểm thông qua tổ hợp truyền thống A, A1 và D từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023. Trường cũng xét học bạ với các thí sinh điểm trung bình của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển tổng là 5 học kỳ ≥ 18.0 điểm bao gồm cả điểm ưu tiên.

Sinh viên ngành Bảo hiểm được học các kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, tài chính. Các em sẽ được học về những kiến thức chuyên sâu về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời nắm vững các kiến thức liên quan đến hoạch định chính sách và tổ chức triển khai chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp.

Thí sinh tham gia thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh minh hoạ: BK)

Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) mở đào tạo ngành Bảo hiểm từ năm 1989. Hiện chương trình đào tạo có 130 tín chỉ, gồm: Bảo hiểm thương mại, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, tiền gửi bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm…

Năm nay, ngành Bảo hiểm tuyển 180 chỉ tiêu, thông qua các phương thức: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT với các tổ hợp: A00, A01, D01, D07.

Xét tuyển chứng chỉ quốc tế SAT từ 1.200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên, tốt nghiệp THPT chương trình trong nước hoặc nước ngoài, IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC...

Xét điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội từ 85 điểm trở lên hoặc của Đại học Quốc gia TP.HCM từ 700 điểm trở lên hoặc điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội từ 60 điểm trở lên.

Năm ngoái, điểm chuẩn ngành Bảo hiểm theo phương thức xét điểm tốt nghiệp THPT - 26,4. Điểm chuẩn theo phương thức kết hợp từ 20,05 - 25,87.

Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM mở ngành Bảo hiểm từ năm 1986 - một trong những cơ sở đầu tiên có ngành học này. Đến nay, trường đào tạo 35 khóa với hàng ngàn cử nhân.

Năm nay, trường tuyển 50 chỉ tiêu vào ngành Bảo hiểm thông qua 6 phương thức: Xét tuyển thẳng, tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế, tuyển học sinh giỏi quốc gia, xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Năm 2022, điểm trúng tuyển vào ngành Bảo hiểm theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT - 24,8.

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp (Hà Nội) đào tạo 3 chuyên ngành Bảo hiểm: Định phí bảo hiểm; Kinh tế bảo hiểm; Bảo hiểm xã hội.

Năm nay, trường xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D09 và D14 học bạ. Trường sử dụng các phương thức xét gồm: điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Năm 2022, điểm chuẩn xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT là 21, xét từ học bạ là 23,5. Xét theo điểm thi đánh giá tư duy 14,5, xét điểm thi đánh giá năng lực 16,5.

Học viện Tài chính mở đào tạo chuyên ngành Tài chính bảo hiểm (thuộc ngành Tài chính - Ngân hàng 3) tuyển sinh khoảng 310 chỉ tiêu cho năm 2023. Năm ngoái, điểm chuẩn vào chuyên ngành này 25,45 điểm. Trường cũng liên kết với Đại học Toulon (Pháp) đào tạo 90 chỉ tiêu hàng năm cho ngành Bảo hiểm tài chính.

Học viện Tài chính tuyển sinh bằng các phương thức: tuyển thẳng, tuyển học sinh giỏi, điểm thi tốt nghiệp THPT, học bạ, chứng chỉ quốc tế, điểm thi đánh giá năng lực...

Đặc biệt với phương thức xét tuyển kết hợp, điểm của chứng chỉ quốc tế sẽ được quy đổi ra thang 10 và thay thế điểm môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển. Điều kiện tối thiểu của các chứng chỉ tương tự phương thức xét học bạ, cụ thể như sau:

Quy đổi điểm IELTS và các chứng chỉ quốc tế sang thang 10 của Học viện Tài chínhHọc viện Tài chính xét tuyển thí sinh dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội, đạt lần lượt 100/150 hoặc 75/100 điểm trở lên. Điểm này được quy đổi ra thang 30, cộng với điểm ưu tiên (nếu có) để xét tuyển.

Tác giả: À CƯỜNG

Nguồn tin: Báo VTC News

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP