Hà Tĩnh ngày nay

Xã Thạch Ngọc-Thạch Hà: Đập trơ đáy, dân khát nước

Những đáy hồ cạn nước, lòng đập trơ đáy, người dân không đủ nước sinh hoạt nói gì đến nước sản xuất…đó là thực trạng thiếu nước tại xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Cái nắng nóng như thêu, như đốt, khiến người nông dân Thạch Ngọc phải oằn mình chống chịu. Nhà nhà người người nơi đây, mong một cơn mưa thôi để lúa đủ sức ra đòng. Chưa năm nào như mấy năm lại đây, người dân vùng miền núi này lại mong mỏi, đợi chờ có được nguồn nước chảy về đây như vậy.  Không chỉ thiếu nước cho sản xuất mà ngay cả nước sinh hoạt cũng thiếu, khiến cuộc sống của bà con trở nên chật vật. Những cái ao, hồ, lòng đập trơ đáy, những đường nứt nẻ xẻ ngang dọc trong lòng đập, cái nắng hạn như thêu đốt cỏ cây trong lòng hồ, nước trở nên khan hiếm với bà con nông dân.

hatinh24h

Những cánh đồng khô hạn vì thiếu nước tại xã Thạch Ngọc

Cả xã Thạch Ngọc có 8 thôn,  có 5 cái đập, những cái đập này ngày trước là nơi trữ nước của bà con, đập nào cũng đầy nước nay đập cạn khô trơ đáy. Thứ thì vì bồi đắp, thứ thì do nắng quá, lòng đập cũng cạn khô…Ông Quý-thôn Quý Hải nhìn đấy hồ mà bùi ngùi: “Ngày trước những con đập, cái hồ là nơi chứa nước để  mùa này gieo nhưng năm nay thì khổ lắm. Nhiều người cứ ra đồng lúc nửa đêm để  lấy nước vào ruộng mình không sáng ra nhiều người đi khó mà có nước nhưng 2-3h sáng đi cũng bấp nhau, dân tranh nhau lấy nước vào ruộng mình mà nước có đâu mà lấy”.

Vừa đưa chúng tôi đi xem một số hồ, đập trơ đáy, Chủ tịch UBND xã Lê Thanh  Hải vừa kể: “Không có nước cho sản xuất, thiếu nước sinh hoạt…dân ở đây mong mỏi có nước như mong mỏi những hồ, ao, đập này có nước dự trữ”. Được biết, diện tích bỏ hoang vụ hè thu năm 2015 do thiếu nước của thôn Ngọc Sơn là 12ha, thôn Đại Long là 10ha, trong khi xã Thạch Ngọc có tất cả 8 thôn với tổng diện tích bỏ hoang do thiếu nước canh tác vụ hè thu 2015 là 28,6ha. Đi một vòng quanh một số thôn nhiều diện tích đất sản xuất để hoang,  những thửa ruộng đất nẻ tung tóe, được biết đó là những nơi nước không thể nào đến được nên dân không gieo trồng. Thôn trưởng thôn Ngọc Sơn chia sẻ: “Dân Thạch Ngọc vất vả lắm, nay lại gặp đại hạn người dân càng khổ hơn, cứ đến mùa này dân lại nháo nhào lên vì không có nước”. Vừa nói ông đưa mắt nhìn ra đập Dình giọng thổn thức “mong là con đập Dình sớm được cải tạo để nước về trong lòng đập mát lòng dân”.

Chủ tịch UBND xã chỉ tay về phía đập Dình, nơi cung cấp nước sạch cho cả vùng bị khô cạn

Chủ tịch UBND xã chỉ tay về phía đập Dình, nơi cung cấp nước sạch cho cả vùng bị khô cạn

Có lẽ trước mắt để kịp thời giải quyết “cơn khát” trong lòng dân đó là cải tạo 5 lòng đập để có nước phục vụ cho bà con sản xuất. Chỉ có như vậy mới giải quyết được nhu cầu bức thiết và thiết yếu của bà con nhân dân trong vùng. Bởi nếu đầu tư hạ tầng để sớm có nước thỏa lòng mong mỏi của nhân dân thì đó là vấn đề khó với chính quyền địa phương miền núi này. Nếu được đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hơn ai hết chính quyền và nhân dân nơi đây rất mong được sự quan tâm của các cấp ngành.

Dẫn chúng tôi đi quanh những con đập, những thửa ruộng bỏ hoang, thỉnh thoảng gặp người dân, ông Hải lại động viên bà con cố gắng rồi nước sẽ về với bà con chúng ta.

Có lẽ, ông còn nợ với dân một lời hứa nhưng lời hứa này cần hơn nữa sự quan tâm của các cấp, ngành dành cho địa phương xã Thạch Ngọc để nhân dân thỏa lòng mong đợi.

Lê Nga

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP