Trong nước

Xúc cảm tháng Ba nơi Điện Biên Phủ

Cơ quan chức năng ở Thanh Hóa đang làm rõ cái chết bất thường của người phụ nữ dưới mương nước, xe máy dựng cách nạn nhân khoảng 50 m.

Cách đây 70 năm, ông Phạm Minh Nghĩa và đồng đội trung đoàn 36, đại đoàn quân tiên phong 308 đã chiến đấu không tiếc máu xương, góp sức làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trở lại chiến trường xưa trong những ngày tháng 3 lịch sử, những ký ức hào hùng, dáng hình đồng đội lại ùa về trong trái tim người cựu chiến binh đã ngoài 90 tuổi...

"Tôi lên Điện Biên lần này lần thứ 4, từ kỷ niệm 50 năm, 55 năm, 60 năm và năm nay, tôi muốn đi lên thắp hương cho các chiến sĩ, vì không biết sau này có trở lại được nữa hay không. Tôi chỉ muốn nói rằng đất nước ta được như ngày hôm nay, tỉnh Điện Biên nghèo khổ xưa kia được như bây giờ là nhờ công lao của nhân dân, sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và nhờ sự hy sinh của các anh hùng vì mảnh đất lịch sử này", ông Nghĩa nói.

Cựu chiến sĩ Điện Biên Phạm Minh Nghĩa, trung đoàn 36, đại đoàn quân tiên phong 308 thăm lại chiến trường xưa.

Thắp nén nhang thơm tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ và đồng bào các dân tộc đã hi sinh trên chiến trường Điện Biên Phủ, Trung tướng Ngô Lương Hanh, nguyên Phó Sư đoàn trưởng chính trị Sư đoàn 308 quân tiên phong; nguyên chính uỷ Học viện Hậu Cần, Bộ Quốc Phòng; trưởng ban liên lạc Sư đoàn 308 chia sẻ, ông rất xúc động, được nhìn lại quá khứ, lịch sử vẻ vang mà các thế hệ cha anh đi trước đã hi sinh, đổ máu, để có độc lập tự do hôm nay.

"Đặc biệt là đến đây lại nhớ đến Bác, nhớ đến Đại tướng, nhớ đến bao đồng chí, đồng đội của mình đã hi sinh, nằm ở lại chiến trường này. Xúc động hơn nữa là nhìn thấy một mảnh đất lịch sử cách đây 70 năm đã có sự đổi thay. Và đến đền thờ này – địa chỉ đỏ cho các thế hệ muôn đời đến đây tri ân công lao to lớn, ngưỡng mộ truyền thống anh hùng của quân đội ta, dân tộc ta", Trung tướng Ngô Lương Hanh nói.

Các cựu chiến binh về thăm lại chiến trường xưa.

Quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ - chiến trường khốc liệt với chiến dịch 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân dân ta luôn là địa chỉ đỏ, điểm đến đặc biệt của du khách thập phương, các thế hệ để cảm nhận những dấu mốc lịch sử chói lọi, vẻ vang của cả dân tộc.

Bà Nguyễn Thị Hồng Chính, du khách đến từ tỉnh Kon Tum chia sẻ: "Chiến thắng lịch sử lừng lẫy năm châu mình chỉ biết qua sách vở, lịch sử, nhưng mà lần đầu tiên đến đây mình được chứng kiến, gặp những nhân chứng sống của đất nước Việt Nam. Rất tự hào, rất cảm động, rất ấn tượng, thấy được lịch sử vẻ vang của đất nước mình. Trước những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc thì mình sẽ tiếp bước truyền thống, vừa xây dựng vừa bảo vệ tổ quốc, làm những việc hay và ý nghĩa đền đáp công ơn".

Một số hình ảnh phóng viên VOV ghi lại tại Điện Biên:

Trở lại chiến trường xưa trong những ngày tháng 3 lịch sử, những ký ức hào hùng, dáng hình đồng đội lại ùa về trong trái tim những người cựu chiến binh đã ngoài 90 tuổi.

Du khách thập phương dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ chiến trường Điện Biên Phủ

Công trình Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ nằm trên đồi F, phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ.

Thắp nén tâm nhang cho những người đồng đội nằm lại mảnh đất Điện Biên.

Những ngày tháng 3 lịch sử, quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ đón rất đông người dân, du khách, cựu chiến binh...

Những câu chuyện lịch sử hào hùng được tái hiện...

Tác giả: Nhóm PV

Nguồn tin: Báo VOV

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP