Trong bối cảnh hạ tầng giao thông xuống cấp trầm trọng, chính sách thiếu nhất quán khiến các doanh nghiệp không thể tồn tại, bám trụ tại KKT cửa khẩu Cầu Treo là những khó khăn lớn nhất hiện nay.
Hiện các cấp ngành Hà Tĩnh đang nỗ lực để phần nào vực dậy KKT Cầu Treo. Tuy nhiên, đây là việc không hề dễ dàng để "ngày một, ngày đôi" khu vực này hoạt động sầm uất trở lại như trước. Điều này cần phụ thuộc sự vào cuộc đồng bộ, nhất quán của cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương.
Đầu tư không đồng bộ thiếu trọng tâm khiến bộ mặt KKT trọng điểm trở nên nhếch nhác, xuống cấp. |
Giúp doanh nghiệp khởi động "làm sống" lại KKT Cửa khẩu Cầu Treo
Trao đổi với Nhadautu.vn về những giải pháp để tháo gỡ vướng mắc cho KKT này, ông Phan Thăng Long, Phó trưởng Ban Quản lý KKT tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tháng 6/2020, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã họp xem xét và sau đó tiếp tục giao cho Ban Quản lý KKT tiếp tục tham mưu chính sách để phát triển KKT Cửa khẩu Quốc tế Cầu treo.
Theo vị này, Ban Quản lý KKT Hà Tĩnh đang giao cho Phòng Kế hoạch của đơn vị phối hợp với các phòng, ban địa phương để tiếp tục tham mưu chính sách.
Bất cập trong đầu tư khiến nhiều hạng mục, công trình tại KKT Cửa khẩu Cầu Treo lãng phí. |
Ông Phan Thăng Long thông tin, về mặt quản lý Nhà nước thì Hà Tĩnh đang cho tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung để phù hợp với điều kiện KKT Cửa khẩu trình Bộ Xây dựng. Được biết, đến nay Bộ đang xin ý kiến các ngành thẩm định hồ sơ quy hoạch đề cương nhiệm vụ cho triển khai. Dự kiến cũng phải đến quý IV năm sau thì mới có thể làm xong quy hoạch.
"KKT Cửa khẩu Quốc tế Cầu treo sau hơn 10 năm hoạt đìu hiu, nhiều doanh nghiệp bỏ đi, hạ tầng dang dở không phát huy được hiệu quả như mong muốn. Hiện nay, tỉnh đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp doanh nghiệp có thể khởi động lại các hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
Trong đó, tập trung ưu tiên điều chỉnh quy hoạch như diện tích, từng phân khu sao cho hợp lý. Cùng với đó là hoàn thiện hạ tầng, nhất là hạ tầng cửa khẩu để thông thương thuận lợi, thúc đẩy phát doanh nghiệp logistics", ông Long nói.
Hạ tầng dang dở nhiều doanh nghiệp bỏ đi vì không phát huy được hiệu quả như mong muốn. |
Nhưng phải chờ điều chỉnh quy hoạch
Trước đó, trên cơ sở báo cáo giải trình của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Xây dựng đã thống nhất chủ trương lập điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Việc điều lập điều chỉnh quy hoạch nhằm đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế của các nước trong khu vực; đảm bảo các yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học, các yếu tố môi trường, phòng chống sạt lở đất; thu hút đầu tư phát triển, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm.
|
Đến đầu 5/2019 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định đồng ý về chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đến năm 2025 như đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh và ý kiến của Bộ Xây dựng.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng hướng dẫn UBND tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình nghiên cứu lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng và tổ chức thẩm định theo quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng.
Hà Tĩnh đang tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung để phù hợp với điều kiện KKT Cửa khẩu Cầu Treo. |
Được biết, Hà Tĩnh hiện nay đang định hướng đầu tư tại các KKT (trong đó có KKT Cầu Treo) thành điểm trung chuyển hàng hóa, hay còn gọi là cảng cạn. Điều này nhằm tạo cơ chế mới cho doanh nghiệp thuê kho bãi trung chuyển hàng hóa từ Việt Nam, từ Trung Quốc để qua Lào, Thái Lan.
KKT cũng là điểm gia công, đóng gói xuất khẩu sang bên Lào, Thái; từ bãi trung chuyển, điểm gia công bắt đầu phát sinh nhiều loại hình dịch vụ khác...
Hạ tầng giao thông xuống cấp trầm trọng khiến nhà đầu tư không mặn mà khi giao thương qua KKT Cửa khẩu Cầu Treo. |
Đối với khu vực phát triển KCN thì những dự án mà doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư nếu nhà đầu tư có nguyện vọng tiếp tục triển khai thì tỉnh khuyến khích, tạo điều kiện.
Những dự án đã cấp phép mà không triển khai, không đầu tư thì thu hồi để làm sạch hạ tầng, phục vụ dự án làm trung tâm logitics, trong đó chủ yếu là kết nối trung chuyển, gia công, sang tải...
Tác giả: V.TUÂN- H.LONG
Nguồn tin: Báo Nhà Đầu Tư