TX Hồng Lĩnh

TX Hồng Lĩnh: “Uẩn khúc” vụ kiện đất của một thương binh nặng

Trong vụ tranh chấp đất đai liên quan đến ông Đoàn Ngọc Anh và ông Phan Như Quý, trách nhiệm trước hết thuộc về UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).

Thương binh bị cắt chế độ vì không bàn giao mặt bằng
Ông Nguyễn Phú Thơm nói việc gia đình ông bị cắt tiền chế độ thương binh vì chưa bàn giao mặt bằng là rất vô lý. Ảnh: Nguyên Dũng (ảnh minh hoạ)

“Uẩn khúc” vụ kiện đất của một thương binh nặng (tiếp theo)
TX Hồng Lĩnh: Xét xử vụ vi phạm ATGT gây chết người
“Uẩn khúc” vụ kiện đất của một thương binh nặng (tiếp theo)

Chính quyền sai, dân chịu khổGần đây, có thông tin “Ai là chính chủ của lô đất số 15?” khẳng định một cách hùng hồn ông Phan Như Quý là “chính chủ” lô đất tranh chấp, và ông Đoàn Ngọc Anh đã “lấn chiếm” đất ông Quý.                       Cho rằng hồ sơ cấp đất cho ông Phan Như Quý gồm tờ trình chuyển mục đích sử dụng đất của UBND TX Hồng Lĩnh, quyết định phê duyệt và giao đất khu dân cư của UBND tỉnh Hà Tĩnh, biên bản họp xét cấp đất của cửa hàng công nghệ phẩm, biên lai nộp tiền lệ phí của các hộ, trong đó có ông Phan Như Quý, tác giả nọ khẳng định đó là hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của pháp luật, và ông Quý đương nhiên là “chính chủ” lô đất hiện nay ông Anh đang ở.                          Để xem xét ông Quý có quyền sở hữu hợp pháp (“chính chủ”) lô đất tại phường Bắc Hồng hay không, cần phải dựa vào các văn bản pháp lý về đất đai có hiệu lực tại thời điểm đó, cụ thể là Luật Đất đai năm 1987 và Nghị định 30-HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Điều 28 Nghị định 30 ghi rõ:               “5. Chỉ giao đất ở mới cho những hộ có nhu cầu về nhà ở (chưa có nhà ở-PV) và có đủ những điều kiện dưới đây:                        a) Có hộ khẩu thường trú ở nơi xin đất ở.b) Trong gia đình có thêm một cặp vợ chồng.c) Diện tích đất ở tính theo đầu người trong hộ dưới 80% mức bình quân đất ở của địa phương”.              Tại thời điểm năm 1992, ông Quý đã có gia đình, nhà cửa ở xã Tùng Ảnh, gia đình không có thêm cặp vợ chồng mới nào, nên không thuộc diện được giao đất ở mới theo Nghị định 30. Trong số người được cấp đất có ông Mai Văn Danh, vốn không phải là cán bộ công nhân công ty Công nghệ phẩm mà là Trưởng phòng quản lý đất đai thị xã, nhưng vẫn được xét cấp cùng đợt. 4 lô đất mặt tiền QL 8A được cấp cho ông Danh, cùng 3 nhân vật có “máu mặt” của Công ty. Vì vậy, việc thông đồng để chia chác đất càng thể hiện rõ. Khoản 4, Điều 12 Luật Đất đai năm 1987 quy định: “Việc quyết định giao đất đang sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quy định tại Điều 15 của Luật này”. Tại thời điểm giao đất cho ông Quý, hộ ông Anh đã sử dụng trên diện tích đất đó trước 4 năm, nhưng UBND TX Hồng Lĩnh không hề ban hành quyết định thu hồi đất để giao cho ông Quý.          Về sự việc này, ông Mai Văn Danh đã thừa nhận: “Gia đình ông Đoàn Ngọc Anh đã ở từ trước không thể giao đất cho ông Quý”.Sau khi có quyết định cấp đất, ông Quý không làm thủ tục giao đất, không nộp lệ phí địa chính để đăng ký vào sổ địa chính theo quy định của Luật Đất đai 1987. Vì vậy, ông Quý không có GCNQSD đất. Điều 4, Nghị định 30-HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định: “Người đang sử dụng đất hợp pháp là người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; người có tên trong sổ địa chính”. Ông Quý vì chưa được giao đất nên không có GCNQSD đất, và tên trong sổ địa chính (thửa 745, tờ bản đồ số 6) lại ghi tên ông Anh. Hàng năm ông Anh đều có tên trong danh sách nộp thuế nhà đất.Một sự thực hiển nhiên là ông Đoàn Ngọc Anh đã cư trú, sử dụng mảnh đất tại phường Bắc Hồng liên tục 22 năm (từ năm 1989 đến nay); thứ hai là mảnh đất trên trong sổ địa chính đứng tên ông Anh và thứ 3 là ông Anh đã thực hiện nộp thuế nhà đất cho mảnh đất nói trên từ hàng chục năm nay.                                 Như vậy, việc khẳng định ông Quý là “chính chủ” mảnh đất ông Anh đang sử dụng là bất chấp quy định của pháp luật. Việc khẳng định ông Anh “lấn chiếm” đất của ông Quý cũng không có cơ sở vì: Tại thời điểm ông Anh sử dụng, đất chưa được giao cho ông Quý. Đất được giao cho ông Quý 4 năm sau đó, ông Anh không biết. Quá trình sử dụng đất, ông Anh không hề bị ai nhắc nhở, lập biên bản, xử lý. Ông Quý mãi đến năm 1998 (sau 6 năm được cấp đất) mới gửi đơn đến chính quyền đòi đất. Và ông Anh mãi đến năm 2011 (sau 22 năm) mới biết sự việc ông Quý kiện đòi đất mình đang ở.      Như vậy, trong sự việc tranh chấp đất đai này, UBND TX Hồng Lĩnh đã vi phạm nhiều quy định của pháp luật về đất đai: xét cấp đất không đúng đối tượng, không thu hồi đất đã có người sử dụng để giao đất, không xử lý người sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp…dẫn đến sự việc dây dưa kéo dài và biến chuyển theo chiều hướng khác, gây bức xúc, thiệt thòi cho dân.Ông Đoàn Ngọc Anh cho biết: “Nếu tại thời điểm cấp đất cho ông Quý, UBND TX Hồng Lĩnh làm đúng pháp luật thì gia đình tôi đã yên ổn, không đến nỗi dở dang khốn khổ như bây giờ. Lúc đó, ông Quý không thuộc diện được cấp đất, nên có thể tôi đã được cấp miếng đất đang ở, hoặc xin được miếng đất khác. Vì lúc đó, đất mặt tiền tại Hồng Lĩnh còn rất nhiều”. Ông Anh cũng cho biết chính ông Quý đã từng xô xát, tranh chấp đất đai với ông Danh, nhưng không được nên đã quay sang tìm cách lấy đất của gia đình ông.                 Gian nan tìm hướng tháo gỡHiện tại, UBND TX Hồng Lĩnh đang bế tắc trong khâu giải quyết vụ việc, mặc dù thái độ của ông Nguyễn Văn Hổ, Chủ tịch UBND TX rất cương quyết, một mực khẳng định ông Anh sai, ông Quý đúng.

 Ông Đoàn Ngọc Anh lâm cảnh khốn đốn vì nhà cửa xuống cấp, xây dở dang bị đình chỉ và vướng vào vụ kiện tụng kéo dài.Nhưng cái “khó” của UBND TX Hồng Lĩnh là không giải thích được vì sao lại xét cấp đất cho một người không thuộc diện cấp đất theo quy định của pháp luật hiện hành. Rồi lại không thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng để giao đất cho người được cấp. Khi đương sự có khiếu kiện lại “ngâm” sự việc hàng chục năm không giải quyết, thậm chí không thông báo sự việc với ông Anh. Mặt khác, hiện ông Quý vẫn chưa có GCNQSD đất (sổ đỏ) và không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất trong hơn 20 năm qua. UBND TX Hồng Lĩnh cũng không thể lý giải được tại sao một người bị họ kết luận là “lấn chiếm đất của người khác” trong hơn 20 năm qua mà không có một văn bản xử lý nào làm bằng chứng, kể cả biên bản hoà giải, ghi nhớ, giao trách nhiệm…Đối tượng bị họ “kết tội” và định “cưỡng chế” dỡ nhà lại là một thương binh nặng, hoàn cảnh khó khăn. Còn đối tượng mà UBND TX Hồng Lĩnh muốn “bảo vệ” (ông Quý) lại không có căn cứ để khẳng định là “chính chủ” của mảnh đất gia đình ông Anh đang ở. Theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, nhà nước chỉ giao đất ở cho các hộ dân thực sự có nhu cầu và đủ tiêu chuẩn để làm nhà ở. Nếu sau 6 tháng giao đất không làm nhà mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép thì nhà nước sẽ thu hồi đất. Ông Quý sau 22 năm mới đòi đất để làm nhà ở rõ ràng không có cơ sở. Việc UBND TX Hồng Lĩnh đòi “dỡ nhà” một thương binh để giao đất cho một đối tượng không có nhu cầu về nhà ở rõ ràng là không thấu tình đạt lý. UBND TX Hồng Lĩnh muốn làm “quyết liệt”, nhưng cả về lý và tình đều không ổn, nên đề xuất phương án giao cho toà án giải quyết, hoặc 2 gia đình tự hoán đổi đất cho nhau (ông Quý chấp nhận lấy mảnh đất dãy 2 QL8 đã cấp cho ông Anh từ năm 1991, hợp pháp hoá cho ông Anh mảnh đất đang ở). Sự việc đang có nguy cơ dây dưa kéo dài và nạn nhân không ai khác chính là ông Đoàn Ngọc Anh, nhà cửa xây dở dang bị đình chỉ, chỗ ở hiện tại đã xuống cấp trầm trọng, sức khoẻ suy giảm do thương tật và do tâm lý căng thẳng bức xúc. Yêu cầu giải quyết sự việc nhanh chóng, khách quan, đúng pháp luật đang là một bài toán khó cho UBND TX Hồng Lĩnh.
   Trần Quang Đại

Tầm Nhìn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP