Văn hoá Dân gian

Tìm thấy 46 đạo sắc từ thời Khải Định đến Cảnh Hưng

Nhóm nghiên cứu thuộc Phòng quản lý di sản, Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Hà Tĩnh hôm 5/4 đã khảo cứu những di tích văn hóa ở xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và bất ngờ phát hiện 46 đạo sắc cổ.

Sắc có niên đại sớm nhất là Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783) và muộn nhất là niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924).
Trong 46 đạo sắc trên, niên hiệu Cảnh Hưng có 7 đạo, Minh Mạng 4 đạo, Thiệu Trị 10 đạo, Tự Đức 6 đạo, Đồng Khánh 2 đạo, Thành Thái 5 đạo, Duy Tân 2 đạo và Khải Định 11 đạo. Hầu hết các đạo sắc được lưu giữ đang còn nguyên vẹn, giấy dày có màu vàng, trên nền trang trí hình rồng và một số họa tiết mây, lửa…, khổ giấy bình quân 1,30m x 0,55m. Nội dung đều phong mỹ tự và phong thần cho Thánh Nương Đại Càn Quốc Gia Nam Hải tại đền Cả, một vị thần tín ngưỡng của cư dân đi biển.Hồi tháng 7/2009, Phòng quản lý di sản, Sở Văn hóa-thể thao và du lịch Hà Tĩnh cũng đã phát hiện 110 đạo sắc thời Hậu Lê và thời nhà Nguyễn ở chùa Đô Thanh, Mỹ Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) khi đang khảo sát các di tích trên địa bàn huyện Can Lộc.Trong 110 đạo sắc đó có 6 đạo niên hiệu Cảnh Hưng (1740-1786), 2 đạo niên hiệu Minh Mạng (1820-1840), 4 đạo niên hiệu Thiệu Trị (1841-1847), 6 đạo niên hiệu Tự Đức (1848-1882), 1 đạo niên hiệu Đồng Khánh (1886-1888), 26 đạo niên hiệu Thành Thái (1889-1906), 14 đạo niên hiệu Duy Tân (1907-1915) và 52 đạo niên hiệu Khải Định. V.A(Tổng hợp)

Bee

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP