Nông thôn mới

Thị trấn Tây Sơn với công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thị trấn Tây Sơn – huyện Hương Sơn là thị trấn trung tâm của Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, nằm về phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh. Thị trấn được thành lập 19 Tháng 11 năm 1997 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của Lâm trường Hương Sơn, xã Sơn Tây và xã Sơn Kim. Tại thời điểm thành lập, Thị trấn Tây Sơn có 420 ha diện tích tự nhiên và 5.859 nhân khẩu. Thị trấn cách cửa khẩu Cầu Treo trên biên giới Việt Lào khoảng 30km.

Năm 2010 vừa qua, nhiều tác động tiêu cực từ các biến động giá cả trong nước và quốc tế, tình hình thiên tai dịch bệnh trên phạm vi cả nước diễn ra phức tạp, chủ trương tiết giảm điện năng … đã có nhiều ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của cán bộ và nhân dân, sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, QP – AN trên địa bàn thị trấn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nền kinh tế của thị trấn phát triển theo xu thế chuyển dịch chú trọng kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Về kinh tế thương mại – du lịch, dịch vụ, dù có nhiều biến động lớn về giá vàng, đô la, hàng hóa tiêu dùng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn có sự tăng trưởng cao về kết quả kinh doanh, các hộ kinh doanh vừa và nhỏ vẫn duy trì hoạt động ổn định. Hiện nay trên địa bàn có gần 550 hộ kinh doanh, 48 doanh nghiệp tăng nhiều so với năm 2009. Có 143 phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ của nhân dân trên địa bàn.

Thu nhập từ thương mại, dịch vụ ước đạt gần 40 tỷ đồng chiếm trên 70% tổng thu nhập trên địa bàn, tăng tỷ trọng 1,2% so với năm 2009. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản trên địa bàn có bước phát triển đáng kể, các cơ sở chế biến, sửa chữa phương tiện, cơ khí, mộc … đã tạo được nhiều việc làm và đem lại thu nhập khá cao cho lao động địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Thu nhập trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản ước đạt 7,67 tỷ đồng, chiếm gần 14% tổng thu nhập, tăng 18% so với năm 2009.

Bên cạnh kinh tế thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn được xác định là ngành kinh tế quan trọng, khai thác lợi thế quỹ đất, cung cấp một phần nhu cầu rau quả, thực phẩm sạch trên địa bàn.

Tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp của thị trấn là 34,3ha, gồm đất trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả, rau củ và trồng cỏ. Mặc dù thời tiết năm qua không thuận lợi, nhưng nhân dân đã lựa chọ được các loại cây trồng phù hợp nên thu nhập từ ngành trồng trọt cơ bản ổn định, ước đạt gần 1,3 tỷ đồng. Ngành chăn nuôi duy trì hoạt động, nhân dân tập trung đầu tư theo hướng trang trại, gia trại, lựa chọn vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện tẹ nhiên của địa phương. Thu nhập từ đàn gia súc ước đạt 1,265 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng đã bắt đầu cho khai thác và có thu nhập từ 700 – 800 triệu đồng.

Trụ sở Thị trấn Tây Sơn.

Tổng thu nhập sản xuất nông – lâm nghiệp đạt trên 8,8 tỷ đồng, chiếm 15,8% thu nhập tổng nền kinh tế, tăng 17% so với năm 2009. Như vậy, trong năm qua, mặc dù có nhiều biến động lớn của thị trường và thời tiết diễn biến khắc nghiệt nhưng thu nhập và đời sống nhân dân toàn thị trấn vẫn được nâng cao. Tổng thu nhập trên địa bàn đạt 55,846 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng, tăng 24% so với năn 2009.

Về công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong năm qua, thị trấn đã huy động nội lực được gần 200 triệu đồng, làm 1620m đường bê tông ở các khối và tuyến vào trường Mầm non. Ban quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo đã đầu tư 1,6 tỷ đồng đề xây dựng công trình trạm ytế, phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân. Ngoài ra, lãnh đạo thị trấn còn quan tâm đầu tư xây dựng các công trình khác như trường học, trạm bơm nước, bến xe … phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Về lĩnh vực văn hóa – xã hội, công tác thông tin tuyên truyền được chỉ đạo thực hiện thường xuyên, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT được quan tâm tổ chức và diễn ra sôi nổi trong các ngày lễ lớn của dân tộc. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được nhân dân hưởng ứng thực hiện tốt, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 78%, có 2/11 khối đề nghị công nhận đơn vị văn hóa.

Chất lượng dạy và học ở các trường được duy trì ổn định và phát triển bền vững, 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, chiến sỹ thi đua, giáo viên dạy giỏi của các trường ngày càng cao. Trường Tiểu học và trường THCS giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2, nằm trong tốp những trường dẫn đầu của huyện.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được duy trì hoạt động tốt, 100% trẻ em trong độ tuổi và phụ nữ mang thai được tiêm phòng đày đủ. Các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản được thông tin kịp thời tới mọi người dân, công tác dân số/KHHGĐ được quan tâm chỉ đạo. Các chính sách xã hội dành cho trẻ em được thực hiện tốt. Quốc phòng – an ninh trên địa bàn được giữ vững, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo.

Trên cơ sở những lợi thế sẵn có, phát huy cao độ những thành tích đã đạt được trong năm qua, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, hạn chế, cán bộ và nhân dân thị trấn Tây Sơn đang quyết tâm phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, đưa mức tăng trưởng kinh tế đạt từ 15% trở lên so với năm 2010, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, tạo một diện mạo mới cho nơi đây.

Bài, ảnh: PV

Khoa Học & Kinh Tế

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP