Hơn 1 năm qua, ông Trương Văn Trọng – Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng I Hà Tĩnh (sau đây gọi tắt là Cty XD I Hà Tĩnh) phải tham dự tới 17 cuộc họp, tiếp đón 6 đoàn thanh tra chuyên ngành, 2 đoàn thanh tra Nhà nước của tỉnh Hà Tĩnh. Quá mệt mỏi, ông Trọng đã có đơn thư gửi các cơ quan chức năng và cơ quan báo chí để bày tỏ nỗi hàm oan.
Sau khi bị UBND tỉnh yêu cầu đình chỉ thi công dự án hồ lắng lấy nước nuôi tôm ở huyện Thạch Hà vì xâm phạm đất rừng phòng hộ, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Tĩnh thừa nhận đây là sai sót của hệ thống, sẽ kiểm điểm cá nhân liên quan.
Tiểu dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản tập trung Phúc Lộc – Thạch Khê (huyện Thạch Hà) thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững do Ban quản lý các dự án ODA Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh quản lí đã “xâm phạm” đất quy hoạch rừng phòng hộ ven biển của địa phương này khiến người dân bức xúc.
Đại diện Chi cục kiểm lâm Hà Tĩnh đã tiếp thu và kiên quyết xử lý tình trạng phá rừng phòng hộ tại huyện Hương Khê mà báo Đời sống và Pháp luật phản ánh.
Thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng năm 2016, trong 6 tháng đầu năm “đơn vị đã xây dựng phương án, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng, trên diện tích lâm phần đơn vị quản lý chưa để xẩy ra cháy rừng và điểm phát lửa nào”.
Hàng chục hecta rừng phòng hộ ở tiểu khu 229, 225, 228 do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tiêm và UBND xã Phú Gia , huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) quản lý đang bị chặt phá nham nhở.
Trong lúc tham gia dập lửa cứu rừng vào tối ngày 7/9, một cán bộ thuộc BQL rừng phòng hộ Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã bị rắn độc cắn vào chân, phải nhập viện khẩn cấp.
Hàng ngàn ha rừng phòng hộ thuộc Khu bảo tồn Kẻ Gỗ , tại địa bàn xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang có nguy cơ bị xoá sổ do người dân địa phương lấn chiếm, chặt phá rừng để làm nương rẫy.
Ngang nhiên xâm lấn, tàn phá rừng
Hơn một năm qua, khu vực rừng phòng hộ quanh đập Khe Su bị đào bới tan hoang, hàng nghìn khối đất đá được khai thác trái phép… Đây là nguyên nhân khiến đập Khe Su cạn trơ đáy, rừng phòng hộ bị sạt lở, nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn khan hiếm. Thực trạng trên đã và đang được người dân xóm 5, xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) phản ảnh đến các cơ quan chức năng, nhưng đến nay chưa có kết quả.
Thời gian gần đây, dư luận rất quan tâm đến việc trên địa bàn huyện Hương Khê xuất hiện nhiều đối tượng vận chuyển gỗ lậu trái phép. Một câu hỏi được đặt ra là: số lượng gỗ đó có nguồn gốc từ đâu và bằng cách nào để có thể lọt qua sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trên địa bàn? Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã có cuộc đột nhập vào thượng nguồn rừng phòng hộ Sông Tiêm và phát hiện một thực trạng chua xót: lâm tặc đang ngày đêm “xẻ thịt” rừng một cách trắng trợn, không thương tiếc…
Hàng trăm cây phi lao cổ thụ 70-80 năm tuổi bị chặt phá không thương tiếc, cả dải rừng phi lao phòng hộ ven biển, có chức năng bảo vệ người dân khỏi bão tố, cát và gió biển chỉ trong một ngày bị triệt hạ, chỉ còn trơ lại một vùng cát trắngHàng trăm gốc cây cổ thụ bị chặt hạ
Những ngày đầu tháng 7/2014, nhận được tin cấp báo của người dân khu tái định cư thôn Ba Đồng, thuộc xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), chúng tôi vào chứng kiến cả rừng phi lao cổ thụ ở đây bị chặt phá tan hoang. Không còn màu xanh ngút tầm mắt, với hàng trăm thân cây phi lao cổ thụ 2-3 người ôm, chỉ còn những hố cát sâu hoắm, cùng với vài ba người đàn bà đang đội nắng sàng, sảy, nhặt nhạnh những mẫu than phi lao còn sót lại.
“Họ đưa máy móc vào chặt phá rừng phi lao ni cách đây một tuần rồi các chú ạ. Hàng trăm cây phi lao to rứa, mà họ chặt nhoáng trong 3-4 ngày là hết. Nhiều cây cổ thụ đẹp, họ bững lên xe đưa đi, còn lại thì cưa, xẻ lấy gỗ, phần cành, lá sót lại thì họ đốt hết”- một người phụ nữ nói với chúng tôi.
Được biết, rừng phi lao cổ thụ này có từ thời Pháp thuộc, tuổi đời ít nhất cũng 70-80 năm. “Mỗi cây mọc ngay hàng, thẳng lối đều tăm tắp. Cứ cách 2m là một cây cổ thụ 2-3 người ôm. Gần trăm năm qua đã bao bọc, bảo vệ cho người dân vùng ven biển này, rứa mà họ nỡ triệt hạ chỉ để dành đất cho doanh nghiệp nuôi tôm”- ông Điểm, người dân Ba Đồng bức xúc.
Theo người dân nơi đây, thì rừng phi lao cổ thụ này thuộc diện tích rừng phòng hộ ven biển bao đời nay, nhưng từ khi Công ty TNHH Grobest Việt Nam vào trình dự án nuôi tôm trên cát sạch, thì chính quyền nhẫn tâm “dâng đất, chặt phá rừng” để cho doanh nghiệp làm.
Điều đáng nói, dự án này ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, cũng như sự an toàn trước mỗi mùa gió chướng của hàng trăm hộ dân vùng tái định cư, nhưng chẳng một người dân nào được thông tin đầy đủ, chỉ đến khi xe, máy của doanh nghiệp vào chặt phá rừng, thì người dân mới biết.
“Ngày đơn vị thi công đưa máy móc vào chặt phá rừng, bà con trong thôn ra ngăn cản, nhưng không được, học cứ chặt, cứ phá bất chấp sự phản đối của người dân chúng tôi”- Bà Quèn, 77 tuổi cho biết.
Rừng phòng hộ ven biển thuộc khu tái định cư thôn Ba Đồng, xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang bị chặt phá nghiêm trọng để phục vụ cho Dự án Nuôi tôm sạch, khiến cuộc sống yên bình của người dân nơi đây bị đảo lộn.
Người dân ở xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã kiến nghị đến nhiều nơi nhưng chưa có kết quả phản hồi. Họ cho rằng, cả một khu vực dân cư bị khô hạn, hồ thủy lợi trơ đáy, nhà sụt lún, đường hư hỏng, bụi bặm… là nguyên nhân khai thác đất ngay chân rừng phòng hộ Ngàn Phố.
Để tiến hành thi công công trình nghĩa trang với diện tích hơn 10ha, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã cho phá bỏ 9ha rừng phòng hộ chống cát bay, biến đổi khí hậu để phục vụ dự án.
Chỉ trong một thời gian ngắn, gần một trăm héc ta đất rừng tại tiểu khu 229 và 236A thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) Sông Tiên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) quản lý đã bị người dân chặt phá, lấn chiếm trái phép.
Lợi dụng lúc người dân đang tích cực di dời nhà cửa về khu tái định cư, ông Lê Anh Dũng – Chủ tịch Mặt trận xã Hương Quang, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã “tuồn” 2 bộ phản và 8 cặp khung ngoại khai thác trái phép về xuôi.