Trong dịp tháng 7, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thiết thực để bày tỏ lòng tri ân, trách nhiệm của mình đối với các thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với đất nước.
Trong hai ngày 22 và 23-7, đoàn công tác của BĐBP Hà Tĩnh do Đại tá Nguyễn Thái Bình, Phó Chính ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách trên địa bàn khu vực biên giới, bờ biển và thân nhân, gia đình liệt sỹ và thương binh đang công tác tại các đơn vị trong BĐBP tỉnh. Đây là hoạt động tri ân nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2019).
Sau 10 năm làm “người đưa đò”, ông Hồ bảo: “Mỗi thân nhân liệt sỹ, khi tìm được người thân lại biểu lộ một cảm xúc khác nhau. Nhưng tất cả đều khiến tôi xúc động...
Đã 51 năm trôi qua từ lúc ông Nguyễn Phi Lý ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, 13 năm được Chính phủ cấp bằng Tổ quốc ghi công thế nhưng gia đình ông vẫn chưa được hưởng chế độ chính sách dành cho người có công.
Gần 50 năm cụ sống trong dằn vặt khi mang tai tiếng con trai đi theo địch. Giờ đây đã 93 tuổi, cụ mới hay biết con trai mình đã hy sinh nhưng tờ giấy báo tử của con trai cụ đã “ngủ quên” suốt 30 năm trong tủ hồ sơ của các cơ quan chức năng.
Sau khi người cha qua đời, ông Tần tiếp nối đến gõ cửa từng cơ quan chức năng để xin cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sỹ. Thế nhưng suốt 22 năm qua, ông vẫn chỉ nhận được câu trả lời từ các cấp chính quyền là đang xem xét, đang làm hồ sơ…
Báo Lao Động online ngày 30.8 có bài “Nữ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc hi sinh 33 năm chưa được công nhận Liệt sỹ”, phản ánh trường hợp TNXP Trần Thị Xanh (quê Đức Thọ, Hà Tĩnh) bị bom vùi lấp khi chiến đấu tại ngã ba Đồng Lộc, bị chấn thương sọ não sau đó qua đời vì bệnh tái phát vào năm 1983. Tuy nhiên, bà Xanh chưa được công nhận Liệt sỹ do “vướng” quy định phải là thương binh chết do vết thương tái phát, trong khi bà Xanh chưa làm chế độ thương binh.
Đang được công nhận là liệt sỹ thì đột nhiên bị cắt, khiến người cháu ở độ tuổi xưa nay hiếm hơn 15 năm “đội” đơn đi đòi danh dự cho người chú hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ…
“… Trong những ngày như thế ta muốn nói hết những gì của tâm trạng lòng ta đối với người thân, người yêu hoặc bạn bè thân thích, khi đó biết bao nhiêu nỗi niềm, buồn vui lẫn lộn trong những tháng ngày chinh chiến xa cách quê hương. Bởi vậy từ nay, với quyển sổ nhỏ này, ta sẽ ghi lại những sắc nét đượm tình, những ngày tháng đáng nhớ, những kỉ niệm êm đềm của cuộc chiến chinh phong trần, với bao nhiêu niềm yêu thích hay cay đắng ngọt bùi”.
Ngày 8/8/2015, Viện kỹ thuật Hải Quân phối hợp với UBND xã Sơn Lễ tổ chức lễ khánh thành bàn giao nhà tình nghĩa cho bà Nguyễn Thị Cúc – ở thôn Sơn Thuỷ, xã Sơn Lễ là vợ của liệt sỹ Tống Trần Loan.
Nhân kỷ niệm 68 năm ngày TBLS, chiều ngày 24/7 Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn cùng đại diện một số Sở, ban ngành cấp tỉnh đã đến thăm và tặng quà cho các gia thương binh, liệt sỹ trên địa bàn huyện Vũ Quang. Cùng đi với đoàn ở huyện có các Đ/c Phạm Hữu Bình, Bí thư Huyện ủy – Chủ tịch HĐND huyện, Trịnh Văn Ngọc – Chủ tịch UBND huyện, các phòng, ban, ngành liên quan, lãnh đạo các xã.
Chiều ngày 9/7, tại nghĩa trang Liệt sỹ huyện Nghi Xuân, Ban chỉ đạo 1237 tỉnh Nghệ An đã phối hợp với UBND huyện Nghi Xuân tổ chức lễ an táng và bàn giao hài cốt Liệt Sỹ Phan Đình Tăng.
Sáng 7/3, tại xã Thuần Thiện (Can Lộc), Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp với Hội cựu TNXP tỉnh tổ chức Lễ Truy tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân” cho liệt sỹ Võ Triều Chung. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện tới dự.
Một cô giáo đã anh dũng hy sinh cứu tài sản Nhà nước trong trận lũ lịch sử 2010 tại Hà Tĩnh, được cả nước vinh danh, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, nhưng đến nay vẫn chưa được công nhận liệt sĩ.
Liên quan đến sự việc cô giáo Trần Thị Hoa (SN 1974) giáo viên Trường Mầm non xã Hương Thủy huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) dũng cảm đi cứu tài sản của trường rồi chết trong lũ. Đã 4 năm qua nhưng chính quyền không xem xét công nhận liệt sĩ mà còn viện dẫn lý do quy trình được Thủ tướng Chính phủ khen thưởng không đảm bảo. Vấn đề này, lãnh đạo Ban thi đua khen thưởng tỉnh khẳng định việc khen thưởng là đúng, không liên quan đến việc xác định chế độ liệt sĩ như cách trả lời của Phòng LĐTB – XH.
Đảng bộ, nhân dân xã Cẩm Quan, thân nhân gia đình vừa tổ chức lễ đón nhận và an táng thi hài các liệt sỹ Lê Thị Vinh, Lê Văn Tri từ nghĩa trang thành phố Cần Thơ và nghĩa trang Trường Sơn về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Cẩm Xuyên. Đại diện thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện và các ban nghành cấp huyện đã đến dâng hoa, thắp hương cho các liệt sỹ.
Quỹ tấm lòng vàng Báo Lao động phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh và Liên đoàn lao động huyện Can Lộc vừa tổ chức đến trao quà cho thân nhân nhân gia đình liệt sỹ hi sinh năm 1988, tại đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa .
Sáng 13/5, tại Nghĩa trang liệt sỹ Nầm (huyện Hương Sơn), Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng chín hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước bạn Lào về an nghỉ trong lòng đất Mẹ.
Các mẫu xương “cậu Thủy” cho là hài cốt liệt sĩ, đều là xương lợn sề, xương mèo… Cơ quan điều tra cũng bước đầu làm rõ thủ đoạn lừa đảo của “nhà tâm linh” này.
Dù tìm trăm phương, ngàn kế che đậy sự dối trá của mình nhưng cuối cùng, trò "buôn thần bán thánh" của không ít nhà ngoại cảm rởm vẫn bị phơi bày. Có những "liệt sỹ" vẫn khoẻ mạnh trở về sau khi "nhà ngoại cảm" tìm thấy mộ và đã quy tập về nghĩa trang liệt sỹ tại địa phương.
Họ đều là những đối tượng chính sách đặc biệt khó khăn ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), nhưng khi nhận tiền hỗ trợ xây nhà tình nghĩa đã bị cán bộ xã 'xẻo' mất 10% số tiền. Theo như họ nói, thì số tiền đó là để “người ta” chạy dự án, nước nôi, xăng xe đưa tiền về…
Xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã tiến hành làm rõ thông tin trên báo: "Việc báo nêu là có thật. Xã đã yêu cầu người ăn chặn tiền nộp lại tiền để trả cho các gia đình TNXP".