anh Nguyễn Văn Trung (chồng cô giáo Hoa) cầm bằng khen của Thủ tường Chính phủ trao tặng cô Hoa trước di ảnh và bàn thờ vợ (ảnh: TH) |
Không có lệnh điều động?
Vào tháng 10/2010, khi trận lũ dữ ập đến, với tinh thần cao cả, vì trường, vì lớp, vì học sinh, cô giáo Hoa đã cùng chồng là anh Nguyễn Văn Trung đem chìa khóa nhà trường đến để mở cửa phòng, đưa sách vở lên cao, tránh ngập nước.
Nhưng cũng chính vì sự dũng cảm âm thầm đến trường, lớp để cứu tài sản mà cô giáo Trần Thị Hoa đã gặp nạn. Trong khi đang cố vượt qua dòng nước xiết, cách Trường mần non xã Hương Thủy 200m, cô Hoa đã bị nước lũ cuốn trôi. Cái chết của cô Hoa để lại nỗi đau thương, mất mát lớn đối với gia đình, xã hội.
Sau khi mai táng thi thể cô Hoa. Theo chỉ đạo của chính quyền địa phương, ngành giáo dục, gia đình làm đơn đề nghị xét và công nhận chế độ liệt sỹ cho cô Trần Thị Hoa. Đơn đề nghị lên xã, Phòng LĐTB&XH huyện đã được xem xét, chấp thuận.
Đơn kiến nghị nói lí do cô không được công nhận liệt sĩ, do không có “lệnh điều động” (Ảnh: TH) |
Tuy nhiên, biên bản họp xem xét đề nghị, xác nhận liệt sỹ cho cô Hoa gần nhất vào ngày 28/11/2013 đã không thành công. Thành phần tham dự gồm: UBND huyện, BCH quân sự huyện, Công an huyện Hương Khê, UBND xã Hương Thủy, ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo dục huyện, phòng nội vụ huyện và gia đình cô Hoa, không lấy được sự biểu quyết chung. Kết quả cuối cùng, hồ sơ xét duyệt không thống nhất để giải quyết chế độ liệt sĩ.
Theo ông Nguyễn Hồng Quân, anh trai chồng cô Hoa lý giải: Việc không được chấp thuận lí do lớn nhất là từ phía BCH quân sự huyện Hương Khê và Công an huyện Hương Khê. Họ cho rằng, thời điểm cô Hoa đến trường cứu tài sản trường, lớp không có lệnh “điều động” của lãnh đạo nhà trường, địa phương. Nên chưa đủ căn cứ để xét duyệt chế độ liệt sĩ.
Biên bản họp xem xét liệt sỹ gần đây nhất vào ngày 28/11/2013 (ảnh: TH) |
Cũng theo ông Quân, ban xét duyệt chế độ liệt sĩ cho cô giáo Trần Thị Hoa nêu lí do: “Cô Hoa đến trường là tự động, không có ai trong nhà trường, lãnh đạo xã gọi chỉ đạo. Bản thân cô Nguyễn Thị Hoa Lài, hiệu trưởng “phủ nhận” việc gọi điện cho cô Hoa (điều động cô Hoa đến cứu trường)”.
Ông Quân tiếp tục đặt câu hỏi: Phải chăng cô Lài (hiệu trưởng) sợ liên lụy nên mới có một văn bản cam kết giữa nhà trường và gia đình về việc, “nhà trường không gọi điện cho cô Hoa thời điểm đó và đề nghị sau này có vấn đề gì gia đình không được khiếu kiện”?
“Tuy nhiên, khi em dâu tôi được vớt xác lên sau 2 ngày chìm trong nước (3/5/201 đến 5/5/2010) trên cơ thể còn móc chùm chìa khóa, chiếc điện thoại. Lúc đó, do tang gia bối rối, gia đình đã không nghĩ đến việc lên tổng đài để truy số điện thoại gọi tới”, ông Quân cho biết.
Không có văn bản xảy ra tại hiện trường?
Liên quan đến cái chết của cô giáo Trần Thị Hoa khi đi cứu tài sản của nhà trường bị lũ cuốn trôi, nhưng chưa được công nhận liệt sĩ., ông Nguyễn Quang Cảnh – Trưởng Phòng LĐTB-XH huyện Hương Khê – cho biết, nguyên nhân là không đủ điều kiện, hồ sơ chồng chéo, đã có quán triệt không được ra ngoài khi lũ dâng cao và phải lập được biên bản hiện trường?
Đây là biên bản làm việc ngày 5/10/2010 sau khi tìm được thi thể cô Hoa. Tất cả khẳng định là có sự việc cô Hoa chết khi đang trên đường đến trường cứu tài sản Nhà nước (Ảnh: TH) |
Vẫn ý kiến chung như ông Cảnh, ông Bùi Ngọc Du, Phó phòng LĐTB & XH huyện Hương Khê bổ sung thêm: “Chùm chìa khóa cô Hoa mang bên người khi bị lũ cuốn trôi, không chứng minh được việc cô Hoa đến trường hay không? Vì chìa khóa nhà trường đã có cô Thảo và ông bảo vệ nắm giữ. Ai cũng mong muốn cô Hoa sẽ được giải quyết chế độ nhưng cái khó cho phòng là do hồ sơ chồng chéo, chưa thống nhất. Chúng tôi làm phải dựa vào “ba-rem của luật pháp”.
Trả lời cho vấn đề này, ông Hoàng Công Lý, Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê chia sẻ: Chúng tôi ai cũng đồng tâm mong muốn giải quyết chế độ liệt sĩ cho cô giáo Hoa. Tuy nhiên, có cái khó là vướng mắc từ cơ sở, nhất là phía nhà trường, bản thân cô Lài khẳng định không gọi điện điều động cô Hoa vào thời điểm trên. Bên cạnh đó, khi xây ra sự cố cái chết của cô Hoa lại không có người đại diện đứng ra lập biên bản hiện trường. Chính vì thế mà hồ sơ xét duyệt, phong tặng liệt sỹ cho cô Hoa đã… không hoàn thiện.
Đơn đề nghị xét và công nhận liệt sỹ của cua Hoa đã được sự nhất trí cao của chính quyền địa phương (ảnh: TH) |
“Chúng tôi, làm việc dựa vào luật, cần có giấy báo tử để xác nhận liệt sỹ “Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân” là “Căn cứ vào khoản 5, điều 4, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 căn cứ cấp giáy báo tử “Trường hợp hy sinh quy định tại điểm e, khoản 1, điều 17 của Nghị định phải có biên bản xẩy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xẩy ra sự việc lập”. Lỡ sau này, khi cô Hoa được công nhận liệt sĩ, có ai đó họ trình đơn kiện rằng cô Hoa không phải đi cứu tài sản nhà nước mà đi đâu đó thì chúng tôi biết làm thế nào?”, ông Lý giải thích.
Cũng theo ông Lý, hiện UBND huyện Hương Khê đã làm báo cáo gửi lên UBND tỉnh, Sở LĐTT&XH xin ý kiến cấp trên có thẩm quyền, hướng dẫn giúp huyện xem xét lại việc đề xuất phong tặng liệt sỹ cho cô Trần Thị Hoa, tử nạn khi trên đường đến trường cứu tài sản nhà nước. Theo ông Lý, tính tới thời điểm hiện tại, phía huyện không đủ cơ sở pháp lý xét duyệt hồ sơ công nhận liệt sỹ cho cô Hoa, khi mà hồ sơ không thống nhất từ cấp cơ sở, nhất là phía nhà trường nơi cô Hoa công tác.
Trước vấn đề này, phóng viên Infonet đặt câu hỏi: “Nếu nói phải có văn bản hiện trường, thì tại sao thời điểm đơn vị có trách nhiệm lập biên bản như Nhà trường, UBND xã, công an… lại không làm việc đó mà giờ đổ trách nhiệm cho gia đình cô Hoa, không hoàn thiện hồ sơ?”
Ông Hoàng Công Lý im lặng. PV hỏi tiếp: Có phải chính quyền đã quá cứng nhắc, không tạo điều kiện cho cô Hoa, nhất là hành động của cô đã dũng cảm đến trường cứu tài sản? ông Lý trả lời, chúng tôi không ai mà không muốn giúp cô Hoa, gia đình cô và ông Lý lại đưa ra lí do: Cái khó là từ cơ sở?!
Xã tạo điều kiện, huyện gây khó dễ?
Trong khi lãnh đạo huyện, biện đủ lí do như: Không có biên bản hiện trường, không có lệnh điều động, đã có chủ trương quán triệt nghiêm cấm không ra đường khi lũ dâng cao. Thì về phía nhân dân Hương Thủy, UBND xã, nhà trường đều nhất trí 100% đồng ý phong tặng cô giáo Hoa liệt sỹ, đã anh dũng hy sinh khi đang trên đường làm nhiệm vụ.
Biên bản làm việc ngày 5/10/2010 giữa công an huyện Hương Khê, UBND xã Hương Thủy, gia đình cô Hoa đã tiến hành lập biên bản, tường thuật lại sự việc khi xẩy ra. Có thật việc cô Hoa đến trường cứu tài sản trường, lớp thì bị lũ cuốn trôi. Trong đó, có anh Thống (người đi cùng, làm nhân chứng), anh cũng khẳng định có việc trên. Đồng thời cũng làm bản tường trình, kể lại đầu đuôi sự việc, có thật.
Rồi UBND xã Hương Thủy, Chi bộ, Công đoàn trường mầm non Hương Thủy cũng đã biểu quyết nhất trí 100% đề nghị các cấp có thẩm quyền làm chế độ liệt sỹ cho cô giáo Hoa theo quy định của Nhà nước.
Điều đáng nói, hành động dũng cảm của cô Hoa đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng Bằng khen “Đã có hành động dũng cảm xả thân vì học sinh thân yêu, bảo vệ tài sản trường học trong đợt mưa lũ tháng 10 năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.