Nguyễn Huy Hổ tự Cách Như, hiệu Hy Thiệu, sinh ngày 21 tháng 8 năm Quý Mão (1783), trong một gia đình khoa bảng tại làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Căn cứ vào một số tư liệu lịch sử như Gia phả họ Nguyễn Viết, hai sắc phong của vua Khải Định phong cho Nguyễn Viết Phúc ( hiện đang được lưu giữ tại nhà thờ), một số câu chuyện dân gian về ông Đô Lối tại địa phương, sách “Địa chí huyện Can Lộc” xuất bản năm 1999 cho chúng ta biết Nguyễn Viết Phúc không rõ năm sinh, năm mất, quê tại làng Thượng Lối, tổng Thượng Nhất, phủ Thạch Hà, nay thuộc xóm Thượng Lội, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Thủy tổ dòng họ Nguyễn Viết đến định cư tại làng Thượng Lối, tính đến nay đã có 17 đời trên 400 năm. Ông Nguyễn Viết Phúc thuộc đời thứ ba của dòng họ Nguyễn Viết làng Thượng Lối.
Nhà thờ Trần Tịnh, xã Kim Lộc được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008 tại quyết định số44/QĐ-UBND tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Nhà thờ và mộ Dương Trí Trạch được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2004 tại quyết định số 2176/QĐ-UBND tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Vũ Duy Dư sinh ngày 14 tháng 4 năm Tân Dậu (tức năm 1720) trong một nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học. Ông là con trai thứ 5 của ông Tham Nghị, em ruột của Hoàng giáp Vũ Diệm. Thủa bé ông là người thông minh học giỏi, 4 tuổi đã biết làm vế đối, 8 tuổi đã biết làm thơ, năm 14 tuổi đã được gọi ra học ở Trường Yên – Thăng Long. Năm Kỷ Mão (1735) thi đậu nhất bảng tam trường. Khóa thi năm Nhâm Ngọ (1738) đậu tứ trường. Là người tài giỏi thông minh, nên về sau ông đã được triều đình giao cho công việc làm Huấn Đạo ở đất Thăng Long (trông coi việc học tập – đứng đầu ngành Giáo dục vùng đất Thăng Long). Khi đương chức là người tài giỏi, học vấn cao, mẫn cán với công việc, ông tập trung tiến hành việc cải cách dạy và học trong nhà trường, rèn luyện các sỹ tử, điều chỉnh lại việc thi cử, tuyển chọn nhân tài. Với những việc làm đó, Vũ Duy Dư đã có công lớn , đào tạo nhiều người tài cho đất nước và đã được nhà Lê phong tặng 2 đạo sắc về công lao sự nghiệp đào tạo nhân tài cho đất Thăng Long. Tuổi già, ông được vua Lê cho về an trí tại làng Thổ Phượng, nay là xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc. Ông mất ngày 27 tháng 11 (ÂL) năm 1792 thọ 71 tuổi tại quê nhà.
Khu lăng mộ Hà Công Trình, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008 tại quuyết định số 3822/QĐ-UBND tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
Nhà thờ Hà Tôn Mục, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1998 tại quyết định số 95/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa Thông tin.
Nguyễn Văn Trình, tự Lục Quang, hiệu Thạch Thất, sinh năm Nhâm Thân (1872) tại phủ Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong một gia đình khoa bảng. Thân sinh là ông Nguyễn Liên, đỗ cử nhân vào năm 1848, từng trãi qua các chức: Tri phủ Bình Giang – Hải Dương, Tế Tửu Quốc Tử Giám, Phủ doãn phủ Thừa Thiên, đốc học tỉnh Quảng Nam. Nguyễn Văn Trình là ngưuời có tư chất thông minh, lại chịu khó nên học hành rất tiến bộ, 8 tuổi ông đã biết ứng đối trôi chảy.
Dòng họ Lê Sỹ vốn gốc ở Thanh Hóa vào lập nghiệp tại làng Bói – Nội Thiên Lộc vào những năm cuối thế kỷ XVI, về sau là một dòng họ có truyền thống học hành, đỗ đạt và công danh. Nhà thờ Lê Sỹ Triêm – Lê Sỹ Bàng xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2008 tại quyết định số 3822/QĐ – UBND tỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2015 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia tại Quyết định số 1345/QĐ-BVHTTDL, ngày 24 tháng 4 năm 2015.