Là người đứng đầu địa phương có dự án BOT Nam Bến Thủy – Hà Tĩnh đi qua, bản thân ông cũng nhiều lần trực tiếp kiểm tra việc thi công của các nhà thầu, ông đánh giá thế nào về thực trạng tuyến đường này?
Để đánh giá chất lượng công trình thì phải rà soát, thí nghiệm, đánh giá tổng thể, chứ không thể chỉ từ vài điểm rạn nứt, bong bật mà quy kết là yếu kém hay có vấn đề này, vấn đề khác được.
Là người trực tiếp theo sát dự án trong quá trình thi công, tôi cho rằng nhà đầu tư Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) đã triển khai rất bài bản, nghiêm túc, được lãnh đạo tỉnh và nhân dân Hà Tĩnh đánh giá cao.
Cienco 4 đầu tư dây chuyền thảm hiện đại nhất hiện nay cho dự án mở rộng QL1A Nam Bến Thủy – Hà Tĩnh |
Ngoài tiến độ triển khai rất tốt, dự kiến hoàn thành trước thời hạn khoảng 6 – 9 tháng, tôi được biết, Cienco 4 rất quan tâm đầu tư trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ để đảm bảo chất lượng, công tác giám sát cũng được làm rất chặt chẽ.
Tuy nhiên, thời gian qua, tại một số vị trí thảm lớp 1 có xảy ra rạn nứt chân chim. Đây chỉ là một vài điểm, không thể nói là vá chằng vá đụp được. Ngay khi phát hiện, các nhà thầu cũng đã có giải pháp xử lý và khắc phục triệt để.
Để đánh giá chất lượng công trình thì phải rà soát, thí nghiệm, đánh giá tổng thể, chứ không thể chỉ từ vài điểm rạn nứt, bong bật mà quy kết là yếu kém hay có vấn đề này, vấn đề khác được.… Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bình |
Theo ông đâu là nguyên nhân chính dẫn tới việc rạn nứt tại các vị trí trên?
Có nhiều lý do chủ quan, khách quan, nhưng theo tôi nguyên nhân sâu xa vẫn là do xe quá tải dầy đặc và mưa lũ tại Hà Tĩnh và khu vực miền Trung diễn ra liên miên. Nhiều xe trên tuyến QL1A chở cả trăm tấn thì đường nào chịu nổi. Cùng với đó, suốt mấy tháng qua, Nghệ An, Hà Tĩnh mưa suốt.
Tôi biết anh em nhà thầu cũng phải căng mình “chống chọi” với mưa và thời tiết khắc nghiệt ở Hà Tĩnh, tranh thủ từng giờ, từng phút những hôm trời nắng ráo để thảm.
Nhưng nhiều khi vừa thảm xong là mưa triền miên vài ngày. Đường bị ngâm nước quá lâu, hơn nữa mặt đường mới chỉ thảm được lớp 1, chưa thảm lớp 2 nên kết cấu chưa ổn định, một số đoạn rạn nứt hay bong tróc là dễ hiểu. Nhưng hư chỗ nào, nhà thầu họ đã có giải pháp xử lý, khắc phục ngay rồi.
Ông Nguyễn Văn Huệ, Giám đốc điều hành Dự án cho biết, các đơn vị thi công đã thảm lớp 1 được khoảng 495.000 m2. Cũng theo ông Huệ, nhà thầu đẫ thi công lại những vị trí bê tông nhựa bị hư hỏng,. Chỉ còn một số vị trí đoạn cuối tuyến, do mới thi công thảm 1/2 mặt đường thì gặp mưa bão kéo dài, cộng với xe quá tải liên tục gây ra một số điểm rạn nứt cục bộ. Khi thời tiết thuận lợi nhà thầu sẽ khắc phục ngay. |
Được biết, Hà Tĩnh là địa phương rất quyết liệt trong việc kiểm soát tải trọng xe để đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông, vậy thời gian tới công tác này được triển khai thế nào, thưa ông?
Nếu không kiểm soát chặt tải trọng xe thì không thể đảm bảo được kết cấu hạ tầng bền vững.
Hàng năm, nhà nước phải bỏ ra hàng chục ngàn tỷ đồng để đầu tư cho giao thông, trong khi xe quá tải cứ ngày ngày cầy ải, phá đường là rất lãng phí.
Thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục tập trung triển khai nhiều giải pháp mạnh kiểm soát tải trọng xe, không thể để tình trạng xe chở quá tải nhiều lần, có khi chở cả trăm tấn vẫn ngang nhiên lưu thông trên đường như hiện nay.
Xin cảm ơn ông!
Hà Thanh Oai (Thực hiện)