Di tích - Thắng cảnh

Phường Trung Lương di dời voi , ngựa đá vào sân đền Thánh Thợ rèn

Vừa qua, tại khu Di tích lịch sử- văn hoá (DTLSVH) Tiên Sơn (phường Trung Lương), cấp uỷ, chính quyền, mặt trận phường cùng Ban quản lý khu di tích đã tổ chức lễ di dời, an vị tượng voi, ngựa tại sân hạ điện Đền Đức Thánh tổ Thợ rèn.

Hình tượng Ngựa thờ qua một số công trình kiến trúc cổ ở Hà Tĩnh - Ảnh 1

Một số di tích khác như đền Cả thuộc xã Hội Thống, huyện Nghi Xuân và đền thờ Đông Hải, đền Cương Quốc công Nguyễn Xí, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, hình tượng Ngựa thờ được các nghệ nhân xưa chạm khắc trên các bức tường phía trước đền thờ.

           Về dự lễ có đại diện Ban Giám đốc bảo tàng Tỉnh, ông Nguyễn Văn Hổ- Phó Bí thư Thị uỷ, Chủ tịch UBND Thị xã, cùng đại diện UBMTTQ, các ban, ngành cấp thị, cán bộ phường, tổ dân phố và đông đảo nhân dân trong và ngoài địa phương.

           Tượng voi, ngựa đá là linh vật được đặt tại Đền Cả, thờ Thành hoàng làng Trung Lương ( tại khối  6 – phía Đông bắc cống Trung Lương). Đây là nột quần thể văn hoá tâm linh bề thế được xây dựng từ thế kỷ 17. Từ thập kỷ 40 của thế kỷ trước do nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, đền bị xuống cấp, vì thế  tượng voi, ngựa và nhiều vật dụng tế khí đều nằm trong khu vực hoang phế. Năm 1997, theo nguyện vọng của nhân dân và được sự giúp đỡ về máy móc, phương tiện, nhân công của Công ty Thuỷ lợi 2- Hà Tĩnh, 4 tượng ( hai voi đá, 2 ngựa đá) đã được di dời về đặt tại nhà bia ghi tên liệt sỹ của phường. Từ năm 2002 quần thể DTLSVH Tiên Sơn được khôi phục. Theo đó, các hạng mục như chùa Tiên, giếng Tiên, đền Thánh thợ… được trùng tu, tôn tạo và đã được cấp bằng DTLSVH cấp Tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị cấp bằng DTLSVH cấp quốc gia, các cán bộ chuyên môn về bảo tàng và văn hoá các cấp đề xuất cần đưa tượng voi, ngựa đá về trong quần thể di tích. Đây cũng là nguyện vọng của đông đảo cán bộ và nhân dân. Sau nhiều lần tổ chức trưng cầu, hội thảo cấp uỷ, chính quyền và BQL di tích LSVH Tiên Sơn quyết định tổ chức di dời voi, ngựa vào sân hạ điện đền thờ Thánh Tổ Thợ rèn như kết cấu công trình trước đây.

           Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo, biện pháp khoa học, được sự giúp đỡ của Công ty xây lắp Cầu- Đường bộ 479, và Công ty TNHH Trung Nam, các cẩu và máy nâng trọng lượng lớn đã phối hợp nhịp nhàng việc nâng, chuyển và đặt 4 tượng vào vị trí đúng theo dự kiến đề ra. 4 tượng voi, ngựa đá cổ là tác phẩm kiến trúc giá trị, được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Hai tượng đá ngựa tạc ở thế đứng, có chiều cao 1,5 m, chiều dài 1,7 m, trọng lượng mỗi tượng ước nặng 1,7 tấn. Hai tượng đá tạc voi thế phủ phục, mỗi tượng có chiều cao 1,4 m, chiều dài 1,6 m, trọng lượng mỗi tượng ước nặng 2,2 tấn. Điều đáng lưu ý là tượng được điêu khắc rất tài tình, sống động, mặc dù đã trải qua mưa nắng nhiều thế kỷ nhưng đường nét vẫn sắc sảo, tinh tế. Ngoài tượng voi, ngựa đá, đền Cả còn có 2 tượng hai ông lính canh, mặc giáp phục, cầm giáo trong thế đứng ( nhưng do bom Mỹ đánh phá cống Trung Lương nên 2 bức tượng bị vùi lấp). Theo truyền ngôn các bức tượng trên đều do một vị thương nhân tên là Nguyễn Văn Giai (chuyên buôn bán vật liệu và sản phẩm nghề rèn thời bấy giờ) tiến cúng.

          Theo ông Nguyễn Bá Hạnh- Phó giám đốc Bảo tàng Tỉnh Hà Tĩnh các bức tượng không chỉ có giá trị về nghệ thuật, thể hiện trình độ điêu khắc, bàn tay tài hoa của cha ông ta mà còn có giá trị về mặt lịch sử, cùng với các giá trị vật thể và phi vật thể khác đánh dấu và khẳng định các mốc son văn hoá của mỗi địa phương và của đất nước.

          Cùng với các công trình trong quần thể, 4 tượng voi, ngựa đá an vị trước sân hạ điện và giá trị nghệ thuật của các hạng mục công trình trở thành hài hoà trong bố cục, phối cảnh, làm cho quần thể trở nên hoành tráng có ý nghĩa văn hoá – tâm linh, khẳng định truyền thống thượng võ trong bản sắc văn hoá Hồng Sơn nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung./.

Tin, ảnh: Trường Thiện

Hồng Lĩnh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP