Phong Thuỷ

Nên thắp mấy nén hương vào ngày Tết?

Khói nhang ngày Tết là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ của Phật giáo, hoặc các dịp giỗ chạp, lễ Tết.

Đối với người Việt Nam chúng ta, dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi dịp Tết đến, xuân về, mỗi gia đình đều thắp trên bàn thờ những nén nhang để tỏ lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên.

Nén nhang như chiếc cầu nối thiêng liêng hiện hữu của con người với cõi tâm linh của trời đất.

Đồng thời, đây cũng là một nghi lễ để cầu nguyện an vui, hạnh phúc cho mọi người trong gia đình, đồng thời cũng tạo không khí ấm áp cho cả gia đình trong những ngày đầu xuân.

Chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, vì thế, mỗi độ năm hết, Tết đến công việc này được các gia đình chú ý trước tiên.

Trên tờ Giadinhnet, ông Nguyễn Mạnh Cường (nhà nghiên cứu Phật học, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng con người) nói rằng:

Thắp hương là nét đẹp văn hóa tồn tại từ lâu đời tại Việt Nam. Hương thơm trong quan niệm của Phật giáo là một trong 6 lễ vật dâng cúng (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực).

Có nhiều quan niệm về số nén hương cần dâng, nhưng thường dâng theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cho rằng, thắp bao nhiêu nén hương tùy lễ. Nếu thắp 1 nén hương chỉ có phần Nhân ở đó, nhằm duy trì bàn thờ hàng ngày.

Còn lễ gia tiên, giỗ Tết không làm lễ lớn chỉ thắp 3 nén hương tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân (có trời đất và con người).

Thắp 5 nén là ngũ hành tương sinh (hay dùng trong các đàn cầu cúng tiền tài…).

Thắp 7 nén là dâng hàng Thánh mẫu. Thắp 9 nén là dâng tới hàng Phật…

Tùy đàn lễ lớn nhỏ mà thỉnh mời, dâng hương, nhưng với những lễ lớn, chuyện tam bảo, tam thế… chỉ làm ở chùa chiền hoặc do các thầy cúng làm lễ, trong gia đình không nên làm.

Người ta cứ tưởng thắp hương cuốn tàn dịp Tết là may mắn, làm ăn có lộc. Nhưng thực ra hương cuốn tàn có hóa chất, khi đốt chất độc lan tỏa kích thích đường hô hấp, nhẹ có thể ho, chảy nước mắt…

Nếu hít nhiều và thường xuyên sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho cơ thể, thậm chí gây biến đổi tế bào gây dị sản, loạn sản (nếu là tế bào ác tính có thể biến thành tế bào ung thư).

Việc cắm que hương vào đồ ăn để dâng cúng cũng có thể gây ngộ độc cho người ăn, bởi chân hương bị tẩm hóa chất sẽ dẫn truyền vào thức ăn.

Theo TS Nguyễn Công Ngữ (Viện Công nghệ sau thu hoạch), hương truyền thống làm từ hương bài, bã mía, thảo quả, quế chi, hoa hồi… giá khá đắt. Còn hương hóa chất tạo mùi trầm, nhài, sen, hoa hồng… cuốn tàn đẹp giá rẻ hơn nhiều.

(theo Tri Thức Trẻ)

  Từ khóa: nén hương , ngày Tết

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP