Hoàn thành chương trình THPT, Trần Phan Thanh Hải (cựu học sinh trường THPT Marie Curie, TP HCM) được miễn thi THPT quốc gia, tốt nghiệp theo quy định ưu tiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Là học sinh giỏi đạt giải Khoa học kỹ thuật quốc gia, Hải được tuyển thẳng vào ngành Công nghệ thông tin (chương trình chất lượng cao) của trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM).
Không gian học tập, nghiên cứu của Hải. Ảnh: Như Quỳnh. |
Bị bệnh teo cơ và vẹo cột sống từ nhỏ, Hải 18 tuổi nhưng chỉ cao một mét, nặng 30 kg, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào mẹ. Suốt 12 năm liền, cậu đến trường trên đôi vai của mẹ, luôn đứng nhất nhì khối về học tập.
Lên cấp ba, cậu là niềm tự hào của trường THPT Marie Curie khi liên tục mang về giải thưởng cấp quốc gia, thành phố. Hình ảnh nam sinh nhỏ thó trên chiếc xe lăn say sưa thuyết minh về sáng chế trở nên quen thuộc với nhiều người. Mới đây, Hải đạt giải ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2019 với sản phẩm Robot hỗ trợ người khuyết tật.
Hải cho biết, đi dự thi không quan trọng việc giành giải thưởng bởi mục đích lớn hơn là giới thiệu sản phẩm đến mọi người. Ở nhà, không gian sinh hoạt, học tập của Hải gói gọn trên chiếc giường nhỏ. Thời gian nghiên cứu, sáng chế robot là những đêm dài cậu thức đến 2-3h.
5 năm tự học về điện tử và lập trình, nam sinh tích luỹ nhiều kiến thức và kinh nghiệm nhưng cũng không ít lần gặp thất bại. Mỗi lần như vậy, cậu càng quyết tâm mày mò đến khi thành công. "Em chưa làm được nhiều, tất cả mới chỉ là sự khởi đầu. Em đang cải tiến robot hỗ trợ người khuyết tật để có thể đăng ký bản quyền sáng chế, tìm nhà đầu tư sản xuất", Hải nói.
Được mẹ đưa đến Đại học Khoa học Tự nhiên làm thủ tục nhập học từ tuần trước, Hải tự tin sẽ theo kịp chương trình và háo hức chờ đón những kiến thức mới về lập trình một cách chuyên sâu. "Điều em lo lắng nhất là sức khoẻ của mẹ không tốt. Còn với em, trường hợp xấu nhất, bị liệt hoàn toàn không thể đến trường, em sẽ sử dụng robot mình tự chế để hỗ trợ việc học ở nhà", Hải nói.
Bà Phan Thị Quỳnh Mai (mẹ của Hải) cho biết đã vỡ oà cảm xúc khi hay tin con được tuyển thẳng vào đại học. Mỗi lần Hải lên một bậc học mới, bà thấy con thêm trưởng thành, công sức học tập của con được đền đáp xứng đáng.
Bên cạnh niềm vui, người mẹ ngoài 60 tuổi không giấu sự lo lắng bởi mỗi lần chuyển cấp là một quá trình khó khăn với cả hai mẹ con. Sức khỏe ngày càng kém, người mẹ lo không biết có thể chăm sóc con đến bao giờ. "Dù thế nào, tôi cũng tiếp tục là người bạn đồng hành với con, để nó theo đuổi đến cùng ước mơ của mình", bà nói.
Hoàn thành chương trình THPT, Trần Phan Thanh Hải (cựu học sinh trường THPT Marie Curie, TP HCM) được miễn thi THPT quốc gia, tốt nghiệp theo quy định ưu tiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Là học sinh giỏi đạt giải Khoa học kỹ thuật quốc gia, Hải được tuyển thẳng vào ngành Công nghệ thông tin (chương trình chất lượng cao) của trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP HCM).
Không gian học tập, nghiên cứu của Hải ở nhà là chiếc giường nhỏ. Ảnh: Như Quỳnh.Không gian học tập, nghiên cứu của Hải. Ảnh: Như Quỳnh.
Bị bệnh teo cơ và vẹo cột sống từ nhỏ, Hải 18 tuổi nhưng chỉ cao một mét, nặng 30 kg, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào mẹ. Suốt 12 năm liền, cậu đến trường trên đôi vai của mẹ, luôn đứng nhất nhì khối về học tập.
Lên cấp ba, cậu là niềm tự hào của trường THPT Marie Curie khi liên tục mang về giải thưởng cấp quốc gia, thành phố. Hình ảnh nam sinh nhỏ thó trên chiếc xe lăn say sưa thuyết minh về sáng chế trở nên quen thuộc với nhiều người. Mới đây, Hải đạt giải ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2019 với sản phẩm Robot hỗ trợ người khuyết tật.
Hải cho biết, đi dự thi không quan trọng việc giành giải thưởng bởi mục đích lớn hơn là giới thiệu sản phẩm đến mọi người. Ở nhà, không gian sinh hoạt, học tập của Hải gói gọn trên chiếc giường nhỏ. Thời gian nghiên cứu, sáng chế robot là những đêm dài cậu thức đến 2-3h.
5 năm tự học về điện tử và lập trình, nam sinh tích luỹ nhiều kiến thức và kinh nghiệm nhưng cũng không ít lần gặp thất bại. Mỗi lần như vậy, cậu càng quyết tâm mày mò đến khi thành công. "Em chưa làm được nhiều, tất cả mới chỉ là sự khởi đầu. Em đang cải tiến robot hỗ trợ người khuyết tật để có thể đăng ký bản quyền sáng chế, tìm nhà đầu tư sản xuất", Hải nói.
Được mẹ đưa đến Đại học Khoa học Tự nhiên làm thủ tục nhập học từ tuần trước, Hải tự tin sẽ theo kịp chương trình và háo hức chờ đón những kiến thức mới về lập trình một cách chuyên sâu. "Điều em lo lắng nhất là sức khoẻ của mẹ không tốt. Còn với em, trường hợp xấu nhất, bị liệt hoàn toàn không thể đến trường, em sẽ sử dụng robot mình tự chế để hỗ trợ việc học ở nhà", Hải nói.
Bà Phan Thị Quỳnh Mai (mẹ của Hải) cho biết đã vỡ oà cảm xúc khi hay tin con được tuyển thẳng vào đại học. Mỗi lần Hải lên một bậc học mới, bà thấy con thêm trưởng thành, công sức học tập của con được đền đáp xứng đáng.
Bên cạnh niềm vui, người mẹ ngoài 60 tuổi không giấu sự lo lắng bởi mỗi lần chuyển cấp là một quá trình khó khăn với cả hai mẹ con. Sức khỏe ngày càng kém, người mẹ lo không biết có thể chăm sóc con đến bao giờ. "Dù thế nào, tôi cũng tiếp tục là người bạn đồng hành với con, để nó theo đuổi đến cùng ước mơ của mình", bà nói.
Tác giả: Như Quỳnh
Nguồn tin: Báo VnExpress