Hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc trên đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ông Lục còn ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng các cơ sở để đáp ứng những “nhu cầu phòng thủ quân sự cần thiết” và nhu cầu dân sự, sau khi kết thúc hoạt động bồi đắp. Ông Lục không nói rõ những dự án nào sẽ được hoàn tất, trong khi nước này đang thực hiện bồi đắp tại 7 bãi đá thuộc Trường Sa.
Dù hoạt động bồi đắp và xây dựng phi pháp gây quan ngại toàn cầu, ông Lục vẫn thản nhiên khẳng định Trung Quốc cam kết theo con đường phát triển hòa bình, chính sách ngoại giao là tăng cường tình hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng.
Bình luận về tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyên gia quan hệ quốc tế Triệu Khả Kim thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cho rằng đó là một “hình thức quản lý khủng hoảng” nhằm hạ nhiệt căng thẳng, theo AP.
Tương tự, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định tuyên bố này cho thấy Trung Quốc muốn giảm nhẹ hoạt động bồi đắp ở Trường Sa trước chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Mặt khác, ông Thayer cho rằng Trung Quốc “đã đạt được phần lớn những thứ họ muốn”. “Trung Quốc thực hiện những chu trình trong đó họ tăng tốc rồi dịu lại mà chẳng từ bỏ thứ gì cả”, ông Thayer nói với tờ The Australian Financial Review.
Mỹ lo ngại kế hoạch xây cơ sở quân sự của Trung Quốc
Ngay sau tuyên bố trên của Trung Quốc, Mỹ đã bày tỏ những lo ngại. Tin tức từ Reuters ngày 16/6 cho hay, Washington lo ngại về kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu phòng thủ quân sự của Trung Quốc.
“Kế hoạch của Trung Quốc không góp phần giảm căng thẳng hay hỗ trợ cho sự ra đời các giải pháp ngoại giao và hòa bình mà chỉ củng cố yêu sách tranh chấp (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.
Về tuyên bố rằng TQ sắp xây cơ sở quân sự ở Trường Sa, có nhận định cho rằng đây chẳng qua là thủ đoạn đánh lừa, gây nhiễu loạn có chủ đích của Trung Quốc.
Cụ thể, về bản chất, việc ngừng các hoạt động san lấp, cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp của Bắc Kinh ở Trường Sa không có nghĩa là Trung Quốc từ bỏ tham vọng bành trướng ở Biển Đông. Hành động của TQ có thể chỉ là chiêu làm yên lòng các đồng minh và đối tác của Mỹ có yêu sách ở Biển Đông trong khi chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa bị xâm hại ở cấp độ nghiêm trọng và hiện trạng khu vực này đã thay đổi theo đúng mưu đồ của Bắc Kinh
Lục Khảng, người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Tuyên bố của Bộ ngoại giao TQ về vấn đề này được phát đi nhằm đánh lừa các bên liên quan thừa nhận các đảo nhân tạo Trung Quốc đã bồi lấp trái phép. Nó cũng có tác dụng tung hoả mù, đánh lừa dư luận bằng việc tạo ra cảm giác không thực rằng Bắc Kinh đang xuống thang hạ nhiệt căng thẳng.
Những hoạt động tiếp theo mà Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành trên các hòn đảo nhân tạo được xây dựng bất hợp pháp này là củng cố, triển khai vũ khí, trang bị, quân sự hoá chúng thành các căn cứ, trạm kiểm soát quân sự trên vùng biển phía Nam ở Biển Đông. Và, một ngày nào đó, một tuyến bố (bất hợp pháp) về Vùng nhận dạng phòng không có thể sẽ ra đời tại khu vực này. – PV
Thanh Ngọc / Người Đưa Tin