– Lộ trình đem người trở lại của dự án Formosa là quyết tâm của tỉnh Hà Tĩnh và của cả Chính phủ và của cả Formosa.
Ông Hồ Anh Tuấn – Trưởng BQL KKT Hà Tĩnh: Số lao động nước ngoài sắp sang chỉ làm việc thời vụ, theo gói thầu. |
Bởi vì sau sự vụ 14/5 đã làm cho tiến độ bị đình trệ. Mặc dù sau ngày 17/5, khi an ninh ổn định, tỉnh kêu gọi, yêu cầu Formosa hoạt động trở lại tuy nhiên 1 số nhà thầu vẫn chưa thể.
Chính phủ đã giao các Bộ chỉ đạo Cục lao động nước ngoài kêu gọi phối hợp với tỉnh, với Formosa để đưa nhà thầu trở lại. Nếu họ không trở lại thì công trình này sẽ không thể thi công được.
Cũng không phải là bây giờ họ mới sang, tức là từ tháng 7 đã có một số lao động đã sang. Họ sang dần dần, cho đến bây giờ trong khu kinh tế có khoảng 2.000 lao động TQ.
Rút kinh nghiệm sau sự việc 14/5, sắp tới Hà Tĩnh sẽ có cách quản lý như thế nào để chặt chẽ hơn đối với lao động nước ngoài?
– Chúng ta yêu cầu trong 2 tháng (5 và 6) rà soát lại tất cả các việc quản lý lao động của chúng ta và của Formosa để tìm ra cái yếu ở chỗ nào để khắc phục.
Sau đó, thống nhất bằng văn bản với Formosa phân rõ trách nhiệm quản lý lao động, phối hợp với họ để kêu gọi lao động nước ngoài trở lại làm việc.
Trước đây, Formosa thông qua hợp đồng cho nên công tác quản lý của họ hầu như giao cho nhà thầu. Chính vì thế nên họ chưa có trách nhiệm thật cao trong quản lý.
Chúng ta phân rõ trách nhiệm của họ về quản lý chứ không trực tiếp quản lý lao động cho Formosa, bắt buộc họ phải là người trực tiếp quản lý.
Số lao động nước ngoài sắp sang sẽ theo lộ trình nào, thưa ông?
– Trong lộ trình của Formosa, họ xin tuyển dụng 8.426 lao động nước ngoài để thực hiện dự án. Nhưng không phải là đã tuyển rồi, và không phải tất cả là người TQ.
Theo tinh thần cố gắng, nỗ lực của tỉnh, của Formosa thì khoảng cuối tháng 9/2014 lao động sẽ sang hết để tiến hành thi công lò cao, nhà máy sản xuất thép.
Bây giờ mới chỉ đồng ý là cho họ tuyển lao động còn khi lao động sang thì mình sẽ kiểm tra, những ai đạt mới cấp phép còn không đạt thì trả lại.
Ở tập trung, lao động theo gói thầu
Với lượng lao động lớn như vậy, vấn đề chỗ ở của lao động sẽ như thế nào?
– Formosa phải cung cấp từng vị trí chỗ ở của công nhân để thuận lợi cho công tác bảo vệ an ninh trật tự. Các ngành công an, quân đội, biên phòng phối hợp với huyện Kỳ Anh để việc quản lý, bảo vệ công nhân được tốt.
Lao động TQ đang kiểm tra sức khỏe để xin cấp phép lao động. |
Theo văn bản thống nhất trước đây với Formosa, lao động TQ sang sẽ ở 3 chỗ: trong ký túc xá của Formosa, thứ 2 là ở khách sạn Anh Bảo, chỗ thứ 3 là khu ở trong Kỳ Phương. Lao động sẽ ở tập trung, không ở trong dân.
Tuy nhiên, mới đây họ có văn bản chính thức báo cáo lại là lao động của TQ chỉ ở 2 vị trí: khách sạn Anh Bảo và ký túc xá Formosa.
Lao động không phải TQ nhưng của nhà thầu Formosa thì sẽ ở 3, 4 khách sạn: Trường Thọ, Thúy Hằng…
Thời hạn của số lao động này kéo dài bao lâu?
– Vì đây là lao động của gói thầu cho nên họ sang làm việc hết gói thầu thì họ về. Không phải ở 1 lúc 8.000 lao động mà có khi người này sang, người kia lại về rồi, gói thầu nào xong thì về trước. Nghĩa là lượng lao động để hoàn thành việc trong Formosa là từ 7.500 tới 8.000.
Giai đoạn 1 của dự án sẽ hết năm 2016, gói thầu nào dài nhất cũng chỉ đến tháng 12/2016. Kết thúc thì lao động phải trở về. Thậm chí có nhiều gói thầu trong 2015 đã kết thúc.
Thưa ông vì sao không ưu tiên tuyển lao động Việt Nam?
– Việc tuyển lao động trong nước là ưu tiên số 1, tuy nhiên vì việc lao động thời vụ nên không tuyển được lao động Việt Nam. Mặc dù đã nhiều lần tuyển.
Họ tuyển lao động kỹ thuật và quản lý, chuyên gia để thực hiện dự án nhà máy thép 22 triệu tấn/năm, chúng ta không có lao động có kinh nghiệm để đáp ứng gói thầu này.
Có một số lao động có tay nghề về hàn, điện nhưng họ đều đã có chỗ làm cả, không dại gì về làm trong Formosa, tuy lương có cao nhưng cũng chỉ được khoảng 2 năm. Sau đó sẽ ra sao?
Dù có đăng tuyển nhưng ban đầu thì nhiều lao động Việt Nam đăng ký nhưng rồi càng ít dần, vì số đó hầu như sinh viên mới ra trường nên không có kinh nghiệm để làm. Một số tốt thì ở trung tâm các nhà máy, không thể bỏ mà về làm trong Formosa.
Kinh nghiệm chúng ta làm nhà máy là chưa có (được 1 nhà máy ở Thái Nguyên). Thứ 2 là nghề đó không ổn định với lao động chúng ta, chỉ theo gói thầu, là xong là về nước.
Sau khi dự án hoàn thành giai đoạn 1, Formosa sẽ cam kết sử dụng lao động như thế nào, thưa ông?
– Chúng ta phải nhìn vào nhu cầu công việc lâu dài sau khi dự án hoàn thành giai đoạn 1 chứ không phải lao động thời vụ theo gói thầu.
Hiện trong dự án Formosa có 4.000 lao động Việt Nam (Hà Tĩnh chiếm 50%. Sau khi lò cao hoàn thành, Formosa sẽ cần khoảng 8.000 lao động làm việc lâu dài, trong đó sẽ có khoảng 7.000 lao động là người Việt Nam, còn lại là người Đài Loan.
Chúng ta phấn đấu trong 7.000 lao động Việt Nam thì Hà Tĩnh sẽ chiếm 60%-70%.
Xin hỏi thêm ông, tại Vũng Áng có bao nhiêu nhà đầu tư TQ được cấp phép?
– Tôi xin khẳng định, đến hiện tại tại KKT Vũng Áng chưa có nhà đầu tư TQ nào đầu tư ở đây. BQL cũng chưa cấp phép cho 1 DN TQ nào.
Cám ơn ông!
Duy Tuấn – Văn Đức (thực hiện)