Trong nước

Khách hàng đồng loạt “tố” nhiều chiêu “móc túi” của Viettel

Anh Nguyễn Hồng Linh (Can Lộc, Hà Tĩnh) nhận định: “Nếu hàng tháng chỉ cần Viettel lén lút “móc túi” khách hàng mỗi người khoảng 9.000 đồng thì số tiền mà hãng này thu về sẽ là một con số khổng lồ. Vậy ai sẽ là người quản lý hoạt động của Viettel? Cần phải có sự thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, vì với khách hàng, mỗi tháng mất tầm trên dưới 10.000 đồng thì cũng chẳng ai để ý. Và mọi thứ cũng chỉ đành phụ thuộc vào cách tính cước của nhà mạng, tính bao nhiêu thì ngậm ngùi trả bấy nhiêu vì điện thoại bây giờ cũng đã là vật không thể không dùng.

Khách hàng đồng loạt “tố” nhiều chiêu “móc túi” của Viettel

Không chỉ dịch vụ Anybook, nhà mạng Viettel còn bị tố cáo về nhiều chiêu lén lút “móc túi” khách hàng khác.
Sau khi PLVN đăng tải bài viết “Bị Viettel lén lút “móc túi”, khách hàng bức xúc”, nhiều bạn đọc trên khắp cả nước đã gọi điện chia sẻ sự bức xúc và cho biết mình cũng gặp tình cảnh tương tự. Ngoài ra, nhiều khách hoàng cũng đã lên tiếng tố cáo về một số hành vi “móc túi” khách hàng khác của mạng di động Viettel.
Khách hàng Chu Hồng Trung (Long Biên, Hà Nội) bức xúc cho biết: Hôm trước tình cờ lấy máy người khác gọi vào số di động Viettel của mình tôi mới biết máy tôi có dịch vụ nhạc chờ. Gọi lên tổng đài hỏi tôi được biết tổng đài đã “thay mặt” khách hàng để tự động đăng ký dịch vụ “Cuộc gọi chờ Imuzik” cho khách. Và trong nhiều tháng qua, tôi đã phải trả phí 9.000 đồng cho một dịch vụ mà tôi không hề có nhu cầu sử dụng”.

 Lợi nhuận năm 2013 của Viettel đạt khoảng 1,7 tỷ USD

Cũng theo anh Trung, nhiều bạn bè, người thân của anh cũng đã gặp phải tình hình tương tự. Điều đáng nói là theo nhiều người cách trả lời của tổng đài Viettel cũng theo kiểu “không đâu vào đâu”.

Cụ thể, các nhân viên thông tin là tổng đài sẽ tự động đăng ký miễn phí cho các thuê bao và khách được sử dụng miễn phí nhạc chuông chờ trong thời gian 10 ngày đến 15 ngày. Nếu không đồng ý, khách hàng sẽ đăng ký hủy. Nhưng để hủy dịch vụ mình không hề đăng ký, mỗi khách hàng sẽ mất phí dịch vụ là 100 đồng.
“Bây giờ tôi mới biết là hàng tháng tôi phải mất 9.000 đồng/ tháng để đóng tiền nhạc chờ. Còn nhà mạng thì họ không hề có thông báo hoặc chỉ dẫn cho khách hàng hủy dịch vụ nếu không có nhu cầu mà cứ thản nhiên thu tiền. Điều đó chẳng khác nào hành động móc túi cả. Chưa kể, Viettel lấy quyền gì để thay mặt khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà họ cũng không quan tâm là khách có nhu cầu sử dụng hay không?”. – Chị Lê Huyền Trang (Pháo Đài Láng, Hà Nội) chia sẻ bức xúc.

 Viettel sẽ thu được số tiền khổng lồ nếu hàng tháng lén lút “móc túi” khách
hàng chỉ trên dưới 10.000 đồng/thuê bao

Chị Lê Hằng Hà (Chí Linh, Hải Dương) chia sẻ bức xúc khi chị “lướt” web bằng điện thoại di động qua sim Viettel. Đến cuối tháng, khi kiểm tra hóa đơn điện thoại chị Hà mới phát hoảng khi thấy chị phải thanh toán cho nhiều dịch vụ mà chị cũng chẳng biết dùng dịch vụ đó cho việc gì.

“Các dịch vụ mất phí từ 9.000 đồng – 30.000 đồng/tháng, tổng lại tôi phải thanh toán cho những dịch vụ “trời ơi” này một số tiền không nhỏ. Tôi gọi điện cho tổng đài thì được biết là các dịch vụ đó hoàn toàn tự động đăng ký khi tôi vào 1 số website có hợp tác với Viettel. Hiện, sau nhiều lần gọi điện tổng đài thể hiện sự bức xúc thì tình hình vẫn không suy chuyển. Nếu không phải vì nhiều người lưu số điện thoại này thì tôi đã chuyển sang sử dụng mạng điện thoại khác từ lâu rồi.” – chị Hà cho biết.
Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2013, thuê bao điện thoại toàn mạng của Viettel là 54,25 triệu thuê bao. Lợi nhuận của Tập đoàn Viettel đã đạt đến con số 35.086 tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD).
Với lợi nhuận “khủng” cộng với số lượng thuê bao khổng lồ mà nhà mạng Viettel đã công bố công khai, anh Nguyễn Hồng Linh (Can Lộc, Hà Tĩnh) nhận định: “Nếu hàng tháng chỉ cần Viettel lén lút “móc túi” khách hàng mỗi người khoảng 9.000 đồng thì số tiền mà hãng này thu về sẽ là một con số khổng lồ. Vậy ai sẽ là người quản lý hoạt động của Viettel? Cần phải có sự thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng, vì với khách hàng, mỗi tháng mất tầm trên dưới 10.000 đồng thì cũng chẳng ai để ý. Và mọi thứ cũng chỉ đành phụ thuộc vào cách tính cước của nhà mạng, tính bao nhiêu thì ngậm ngùi trả bấy nhiêu vì điện thoại bây giờ cũng đã là vật không thể không dùng./.

Hoàng Phan

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP