Người đương thời

Huyền thoại đánh tàu Địch trên sông nước

Trưa tháng 4, tiếng ve ran báo hiệu mùa hạ đang tới dần. Tôi đang chuẩn bị bài vở kỷ niệm 30 /4, ngày thống nhất 2 miền Nam Bắc thì ông bạn đồng nghiệp đến nhà gọi sang cơ quan có việc cần. Bạn bảo tôi trước khi đi nhờ mang theo máy ảnh kỹ thuật số. Lát sau, tôi có mặt tại cơ quan bạn tôi đang công tác. Mục sở thị trong phòng làm việc có 2 người trung niên trạc ngoại lục tuần. Ông bạn giới thiệu : “Đây là anh Sum, nguyên là bộ đội đặc công nước, người làm nên huyền thoại đánh tàu chiến địch trên vùng sông nước Rạch Giá, Cà Mau, lập được nhiều thành tích trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Còn người bên cạnh là anh Phan Mạnh Hùng, đồng hương với anh Sum và là đồng đội trong kháng chiến chống Mỹ, nhân chứng đồng hành với người đi tìm sự công bằng của người có công đánh giặc”.

                                                    Ông Bùi Văn Sum(áo xanh) đang kể chuyện với phóng viên

Qua tìm hiểu được biết, ông Bùi Văn Sum, sinh năm 1953, quê ở thôn Hội Phú, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông nhập ngũ vào tháng 1 / 1970, được biên chế đơn vị đại đội 23, D2, trung đoàn 126 đặc công nước, binh chủng Hải quân. Đơn vị đóng quân huấn luyện nghiệp vụ chiến đấu ở Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Sau 10 tháng huấn luyện, ông cùng đơn vị hành quân “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” vào chiến trường Nam bộ chiến đấu giải phóng đồng bào miền Nam ruột thịt. Hành quân bộ, ngày nghỉ đêm đi, vai mang ba lô, vũ khí, chống gậy vượt núi non rừng suối ròng rã gần 1 năm mới đến khu tập kết chiến trường Nam Bộ. Đất rừng U Minh lạ nước, lạ cái chẳng biết mô tê chi . Đến tháng 11 /1971, ông Sum chiến đấu, biên chế đơn vị C6, D6, Ban đặc công quân khu 9. Chỉ tính thời gian 2 năm 1972 – 1973, lập được rất nhiều thành tích đánh địch.

Ngày 10 /9/1972, ông Sum cùng chính trị viên đại đội Hồ Sỹ Nhất được phân công nhiệm vụ tiếp cận mục tiêu đánh tàu chiến địch đậu ở quân cảng chi khu Gò Quao tỉnh Rạch Giá. Tổ đặc công có 2 cán bộ, chiến sĩ, ban đêm xuất phát từ căn cứ trong rừng đước U Minh, dùng thuyền bơi xuôi theo thủy triều, đến gần mục tiêu giấu thuyền vào chỗ kín địch không phát hiện được. Hai người tiếp tục kéo khối thuốc nổ trọng lượng 15 kg bơi về hướng cảng chi khu Gò Quao. Cách mục tiêu khoảng 2km, chính trị viên cảnh giới ở chặng đáy trên sông, còn ông Sum nhận nhiệm vụ bơi vào cảng kéo theo khối thuốc nổ cực mạnh. Lúc này tàu địch chiếc đậu trong cảng, chiếc chạy đi chạy lại . Ông chọn mục tiêu, kéo thuốc nổ có kíp mìn cài gắn vào máy 1 chiếc tàu có trọng tải 10.000 tấn, trên tàu có 15 tên lính địch gồm chuyên viên quân sự Mỹ và lính thủy. Trên đường về bơi ngược nước trở lại vị trí tập kết cùng chính trị viên Hồ Sĩ Nhất . Rời tàu địch khoảng 45 phút, một tiếng nổ lớn vang lên trên vùng sông nước chi khu Gò Quao. Địch rú còi báo động, huy động ca nô, bo- bo sục sạo, quần nát sông nước ven bờ cây cối rậm rạp để lùng bắt “người nhái” Việt cộng. Địch dùng súng bắn dọc mạn tàu không tiếc đạn. Nhưng ông và đồng đội nhanh trí, sáng tạo bơi ra giữa lòng sông trống trải trở về căn cứ an toàn . Gian khổ nhất của người lính đặc công nước là tác chiếc độc lập theo tổ 2 – 3 người. Suốt đêm bơi ngửa dầm mình dưới nước. Mũi cắm một cái ống nhựa trồi lên mặt nước để lấy ô xy. Khổ nhất là muỗi ngửi hơi máu người, chúng bu kín ống nhựa rồi chui xuống và theo vào mũi người lính. Lính đặc công thở hút cả muỗi vào phế quản và phổi ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong chiến đấu, địch ném lựu đạn, thủ pháo và nã pháo xuống sông gây ra sức ép, hoặc hi sinh mà không vớt được thi thể.

                        

Tháng 11 / 1972, ồng Bùi Văn Sum được cử làm tổ trưởng dẫn tân binh đánh chìm, đánh cháy 2 tàu địch tại chi khu Gò Quao. Tháng 4/ 1973, cùng với đồng chí Kiều Đình Định đánh chìm một tàu địch tại sông Tam Giang, Cà Mau . Ngày 12 /2/1973 ông được kết nạp Đảng tại trận. Một năm sau trở thành đảng viên chính thức Trong lý lịch quân nhân và lý lịch Đảng viên của cựu chiến binh Bùi Văn Sum có phản ánh: Đánh chìm 4 tàu địch phá hủy vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch, 3 lần tham gia đánh địch chống càn và phục vụ chiến đấu. Do lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, ông được Ban đặc công quân khu 9 tặng 13 giấy khen. Hội đồng cố vấn chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Đoàn chủ tịch Trung ương mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng 7 Huân chương chiến công giải phóng hạng 3, 1 huy chương chiến công giải phóng hạng nhất, Chính phủ tặng Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhì . Ông có vinh dự được đơn vị cử đi báo cáo thành tích chiến đấu, xây dựng điển hình tiên tiến để làm cơ sở phong anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Nhưng lúc đó địch liên tục càn quét rừng U Minh, tháng 6 / 1973 ông vì tham gia chống càn đơn vị bị bao vây đã không có cơ hội đi dự Hội nghị báo cáo thành tích trong chiến đấu giải phóng miền Nam, tổ chức ở Trung ương cục Miền Nam tại rừng U Minh Thượng.

Ngày 28 / 1/ 1973 và tháng 4 /1973 trong chiến đấu và chống địch càn quét ông Bùi Văn Sum bị thương nhiều lần tại Rạch Gốc, Cần Thơ, huyện Gò Quao, Rạch Giá, sông Tam Giang, Cà Mau. Sau khi bị thương được đơn vị chuyển về trại an dưỡng thương binh S803 đóng tại rừng đước Năm Căn .Điều này được xác định tại giấy “ Thay xếp hạng thương tật” : Bị “sức ép” “4 lần dưới nước 3 lần trên khô , động kinh”.( do rối loạn tiền đình) Vào ngày 31/ 12/ 1974 do Hội đồng giám định của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam, gồm Chủ tịch Hội đồng bác sĩ Trần Văn Gấm, cán bộ quân lực quân khu 9 Trịnh Văn Mong và Ủy viên Đặng Minh Thanh đã ký xếp hạng thương tật của ông Bùi Văn Sum hạng 2 tạm thời. Mùa thu năm 1975 được chuyển ra bắc điều dưỡng thương tật . Tháng 10 /1975 ông Bùi Văn Sum về phân về C 1, D208, Đoàn 200 đơn vị làm nhiệm vụ điều dưỡng thương bệnh binh từ chiến trường chuyển về thuộc Quân khu 4.

  Năm 1976, ông Sum được đơn vị Đoàn 200 quân khu 4 cho xuất ngũ về địa phương xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó  ông cùng gia đình đi xây dựng kinh tế mới ở vùng sâu xã Đliya, huyện Krông Năng, tỉnh Đak Lak. Là một cán bộ trung đội, đảng viên chính trị tư tưởng vững vàng, chấp hành mọi chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách nhà nước. Xác định rõ vai trò trách nhiệm đảng viên, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Trong công tác chỉ huy trung đội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao và chấp hành triệt để nội quy của đơn vị đề ra trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

 Đặng Viết Tường

Khối 1- Thi trấn Nghi Xuân

Nghi Xuân Hà Tĩnh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP