Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định cho công ty TNHH Ngọc Hải thuê 40.000m2 đất ở xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc), đất được UBND tỉnh thu hồi để bồi thường giải phóng mặt bằng tại quyết định số 1867/ QĐ – UBND ngày 23/6/2009, có 26.000m2 đất thuộc rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý được chuyển đổi sang khai thác đá xây dựng tại quyết định số 300/ QĐ – UBND ngày 27/1/2009 của UBND tỉnh và 14.000 m2 đất không có rừng, để sử dụng vào mục đích sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ (khai thác đá xây dựng).
Tại buổi làm việc với phóng viên ông Nguyễn Ngọc Lân cán bộ phòng tài nguyên và môi trường huyện Can Lộc nói, do đây là những quy hoạch của những năm trước, hiện nay sở Tài nguyên và môi trường cũng đã có quy hoạch lại việc cấp mỏ đá cho các doanh nghiệp khai thác.
Điều đáng nói là việc cấp đất cho công ty TNHH Ngọc Hải khai thác đá nằm ngay cạnh nghĩa trang liệt sỹ huyện Can Lộc cũng như cách khu dân cư sinh sống không xa.
Hơn nữa việc nổ mìn, khai thác đá tại Vượng Lộc (H. Can Lộc, Hà Tĩnh) nơi mỏ đá nói trên hoạt động, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân mà còn làm hàng ngàn mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) H. Can Lộc cũng không chịu nổi chấn động. Nghiêm trọng hơn, việc nổ mìn khai thác đá tại đây làm tượng đài, tường rào của nghĩa trang có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Ở Hà Tĩnh rừng phòng hộ không quan trọng bằng việc khai thác đá bán lấy tiền!?
Được biết, hiện nay UBND tỉnh Hà Tĩnh, đang giao cho Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở liên ngành liên quan lập “Quy hoạch điều chỉnh bổ sung vật liệu xây dựng”, theo dự kiến toàn bộ các mỏ đá dọc hai bên tuyến đường 1A, không được đưa vào diện quy hoạch vật liệu xây dựng.
Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, các hồ chứa để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, ngăn sự bồi lấp lòng sông, lòng hồ. Chủ yếu là những nơi đồi núi có độ dốc cao, yêu cầu đối với rừng phòng hộ đầu nguồn phải tạo thành vùng tập trung có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng, có độ che phủ của tán rừng là 0,6 trở lên.
Được thành lập với mục đích chống gió hạn, chắn cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển, chắn sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển. Mục đích là điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch thế nhưng ở Hà Tĩnh lại không coi trọng việc bảo vệ rừng phòng hộ.
Ở một địa phương thường xuyên bị bão lũ như Hà Tĩnh lại không chăm lo bảo vệ rừng mà lại ngang nhiên phá rừng vì mục địch lợi nhuận của một số cá nhân doanh nghiệp!?
(còn nữa)
Phan Chính
Người Đưa Tin