Người đương thời

Hà Tĩnh ‘Dị nhân’ giữa bãi tha ma: Sống trong bóng tối

Khi chúng tôi vừa tiến vào lối mòn giữa những lùm cây cối um tùm thì bà Huệ xuất hiện, chặn đường.

 Bà Phạm Thị Hải Huệ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) từng là cán bộ công tác tại Công an thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Kể từ khi nghỉ hưu, về quê sống giữa bãi tha ma, bà quen với cuộc sống trong bóng tối.

Bà Huệ thẳng thừng: “Không được vào trong, nơi đây không hợp với người ngoài đi vào. Muốn làm việc gì thì phải có cán bộ dẫn đến”.

Bà Huệ nói chuyện kèm theo những động tác tỏ rõ sự quyết đoán

Bà Huệ nói chuyện kèm theo những động tác tỏ rõ sự quyết đoán

Ông Nguyễn Quang Cừ (nhà gần nơi ở của bà Huệ), cho biết bà Huệ thường ít khi xuất hiện vào ban ngày. Khi có việc cần, người phụ này ra khỏi chỗ trú ngụ của mình vào lúc nửa đêm và lúc gần sáng.

“Tui nhớ khi bà Huệ chuyển về ở đây cũng là ban đêm. Xe ô tô đưa bà ấy và đồ đạc vào chỗ này luôn”, ông Cừ cho biết.

Những người dân ở thôn 3, xã Xuân Phổ cũng thường chỉ nghe tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu, tiếng gà gáy trong những lùm cây rậm rạp mà bà Huệ và các loài vật nuôi trú ngụ.

gggggggggg

Nơi ẩn náu của bà Huệ khuất hẳn giữa bãi tha ma

Anh Phạm Sỹ Long cho biết, bà Huệ rất quý các loài vật nuôi và cũng có cách hành xử “lạ đời” với chúng.

“Bà bán một con bò cho một nhà khác nhưng vẫn thuê người ta cắt cỏ mang đến cho nó ăn. Bà cũng thường đến thăm con bò đó nhưng chỉ đi vào ban đêm”, anh Long nói.

Ban ngày, khi những làn khói bay lên từ bãi đất hoang còn những mồ mả, người ta biết bà đang đỏ lửa.

Người làng cũng không dám đi vào nơi ở của người đàn bà mà họ cho rằng có thể “bị ma ám”.

Chỗ ở trong hàng chục năm trời của bà Huệ

Chỗ ở trong hơn 10 năm qua của bà Huệ

Một người bạn vong niên của bà Huệ, ông Nguyễn Kim Điểu, cho biết bà Huệ từng công tác tại bộ phận hậu cần công an thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) trước khi nghỉ hưu. Bà Huệ nghỉ hưu với hàm trung tá.

“Thời điểm gần nghỉ hưu, bà Huệ dần thay đổi cách sống. Ngại gặp người ngoài. Sau khi bố bà ấy mất, bà rất buồn. Cách đây hơn 10 năm, đơn vị chúng tôi hỗ trợ một chuyến xe đưa hài cốt bố bà Huệ về quê. Bà yêu cầu chúng tôi đi thẳng ra nơi bãi nghĩa địa, bà ấy ở đó cho đến bây giờ”, ông Điểu nói.

Được biết, tiền lương hưu hàng tháng của bà Huệ được ông Điểu nhận giúp và chuyển đến tận tay bạn mình.

Người và các vật nuôi sống chung

Người và các vật nuôi sống chung

Trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Anh – Phó chủ tịch xã Xuân Phổ – chúng tôi được biết, nhiều năm nay UBND xã Xuân Phổ vẫn luôn vận động bà Phạm Thị Hải Huệ đồng ý để xã hỗ trợ xây nhà theo chế độ nhưng bà Huệ không đồng ý.

“Cách sống của bà Huệ rất lạ. Khi chúng tôi đến vận động để cấp đất, xây nhà cho bà ấy thì bà nói hãy để dành cho những người nghèo khó khác. Bà Huệ nói cuộc sống của bà không thiếu thốn gì”, ông Anh cho biết.

Điều này cũng được anh Phạm Sỹ Long xác nhận. Anh Long nói rằng người cô ruột của anh chọn cuộc sống như vậy và ai có thể khuyên can.

Anh Long cho biết: “Tâm tính của bà khác lạ nhưng rất tỉnh táo. Nói chuyện với người khác chừng mực. Chỉ có điều là không nghe ai, không nhận sự giúp đỡ của ai cả”.

Giờ đây anh Long gần như là người thân duy nhất của bà Huệ. Khoảng cách từ nhà anh đến nơi ở của người cô ruột chỉ khoảng 300 m. Tuy vậy, anh cũng không thể “can thiệp” được vào cuộc sống của người cô mình.

Nhật Long

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP