Sau đó, cô Ng. có đơn kiện H. tới cơ quan chức năng. Vụ việc kéo dài gần 3 năm, chỉ tới khi pháp luật can thiệp, mới tới hồi kết. Từ chỗ là hàng xóm, láng giềng, bây giờ họ không “nhìn mặt nhau”. Sự việc cũng ảnh hưởng lớn tới công tác dạy học, tâm lý học sinh.Đánh nhau trước mặt 33 học sinh lớp 2
TAND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đổi với Trần Thị Bích H. (SN 1982, trú thôn Hòa Hợp, xã Thạch Kênh) về hành vi “Làm nhục người khác”.
Bị cáo Trần Thị Bích H. trước vành móng ngựa. |
Trong khi đi tìm phòng hiệu trưởng, H. thấy cô Ng. đang giảng bài cho học sinh tại lớp 2A nên tiến tới đứng trước cửa lớp. Lúc này, cô Ng. đang đứng trên bục giảng, một tay cầm thước kẻ bằng gỗ, tay kia cầm phấn.
Vừa thấy H., cô Ng. đi nhanh ra phía cửa lớp, đưa thước lên đánh H. nhưng H. đỡ được rồi túm tóc cô Ng. Hai bên giằng co, kéo nhau vào khu vực bục giảng trong lớp học.
Cô Ng. có gọi các em học sinh lên “giúp” để đánh lại H. nhưng 33 học sinh lớp 2A thấy có xô xát nên chỉ ngồi im.
Sau khi nghe tiếng cô Ng. kêu cứu, cô Lê Thị Thanh (đang dạy lớp bên cạnh) chạy sang can ngăn nhưng không được. Cô Thanh liền gọi thêm một số giáo viên khác đến giúp đỡ.
Khi cô Thanh chạy lại giữ lấy H., cô Nga đã dùng thước đánh vào người H.. Tiếp đó, cô Ng. còn lấy chiếc ghế sắt của một học sinh nữ ném vào H. nhưng không trúng.
Sau khi được cô Thanh thả ra, H. chạy lại giật thước gỗ trên tay cô Ng. và tấn công cô này. Sự việc kéo dài từ 5 – 7 phút, khi giáo viên và ban giám hiệu nhà trường tới, H. thả cô Ng. ra, sự việc mới chấm dứt.
Thấy cô Ng. bị đau đầu và choáng, một số giáo viên đã đưa tới trạm y tế xã Thạch Kênh khám. Sau đó, cô Ng. tiếp tục tới Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh điều trị.
Ảnh hưởng tới tâm lý học sinh và giáo viên
Hòa giải nhiều lần bất thành, cô Ng. đã có đơn tố cáo việc làm của H. xâm phạm tới sức khỏe, tinh thần lên cơ quan chức năng.
Cô Phạm Thị Ng. – người đánh lộn với H. ngay tại lớp học. |
Được biết, phiên toà ngày 7/5 là phiên tòa thứ 4 của vụ việc này, trước đó, đã có 3 phiên tòa được mở nhưng sau đó bị hoãn vì nhiều lý do khác nhau.
Trước vành móng ngựa, bị cáo Trần Thị Bích H. cũng tỏ ra hối hận về hành vi thiếu suy nghĩ của mình.
Theo bị cáo H., sự việc xuất phát từ việc cô Ng. thường xuyên xả rác thải, chất bẩn sang con mương nhà bị cáo. Hai bên cũng thường xuyên lời qua tiếng lại, một số lần đã xảy ra xô xát.
“Trong một lần như vậy, cô Ng. vu khống chồng bị cáo lấy trộm vàng. Tuy nhiên, khi chính quyền địa phương tới thì cô này lại không khai báo. Những lần hòa giải, cũng chỉ có gia đình tôi, còn cô Ng. không tới” – H. nói
Hôm đó, bị cáo chỉ tới để thông báo cho giám hiệu nhà trường về những việc cô Ng. đã làm. Nhưng khi thấy bị cáo, cô Ng. đứng trong lớp đã “khích” tướng rồi xông vào đánh bị cáo trước”, bị cáo H. khai nhận.
Tuy nhiên, cô Phạm Thị Ng. đã bác bỏ toàn bộ những “buộc tội” mà H. nêu ra. Cô Ng. cho hay, chính H. là người tấn công trước và cô này chỉ chống đỡ.
Tại phiên tòa, đại diện trường tiểu học Thạch Kênh cho hay, việc một người dân ở ngoài vào tận lớp đánh nhau với cô Ng. ngay trên bục giảng là việc đáng tiếc. Ảnh hưởng tới không chỉ bản thân cô Ng. mà còn cả công tác dạy và học tại nhà trường.
“Đế phục vụ cho công tác điều tra (từ 14/11/2013 – 7/5/2015), nhiều giáo viên phải tạm hoãn việc dạy học để lên khai báo, khiến cho các cô cũng mệt mỏi. Hàng chục học sinh tiểu học cũng bị tác động xấu tới tâm lý, bởi chúng chứng kiến việc người lớn xô xát, đánh nhau” – vị đại diện này nói.
Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Trần Thị Bích H. 6 tháng tù về tội “làm nhục người khác” nhưng cho hưởng án treo. Ngoài ra, bị cáo H. còn phải bồi thường cho cô Ng. số tiền hơn 19 triệu đồng.
Bản án này đã được đông đảo người dân đồng tình. Một số người khác còn cảm thấy tiếc cho cô Ng. và chị H., vốn là những hàng xóm, sát nhà nhau nhưng vì mâu thuẫn dẫn tới việc không đáng có.
“Việc làm của H. là sai, nhưng cô Ng. cũng có những hành xử không đúng. Trước là hàng xóm, nhưng giờ lại dắt nhau ra tòa. Chỉ thương những học sinh phải chứng kiến việc làm không hay của người lớn”, bà H. một người dân nói.
Văn Đức / VNN