Tiềm năng từ cây bưởi Phúc Trạch là rất lớn |
Nhìn thấy giá trị kinh tế rất lớn từ cây bưởi Phúc Trạch đối với đời sống kinh tế người dân và địa phương các xã vùng núi Hương Khê. Đây là một loại nông sản quý hiếm, nổi tiếng rất được ưa chuộng không chỉ trong nước mà còn tại một số thị trường quốc tế. Đặc biệt bên cạnh đó là sự tàn phá do thiên tai, ảnh hưởng rất nhiều đến quy mô và năng suất, chất lượng của bưởi Phúc Trạch.
Hiện nay bưởi Phúc Trạch được trồng tập trung chủ yếu ở 4 xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên (đều ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh). Có 10 xã phụ cận cũng trồng loại bưởi này. Tuy nhiên, theo các nhà quản lý địa phương, trồng ngon nhất vẫn là một làng tại xã Phúc Trạch. Tổng diện tích trồng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là khoảng 1.500 ha.
|
Những diện tích lớn bưởi Phúc Trạch tan hoang sau trận lũ năm 2016 |
Từ những năm 1938, bưởi Phúc Trạch đã được thưởng mề đay trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương. Đến năm 2002 Bộ NN&PTNT, đã công nhận là một trong 7 loại cây ăn quả quý hiếm cấm không được xuất khẩu giống, đến năm 2004, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chính thức cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm.
Nhận thấy được tiềm năng to lớn đó từ cây bưởi Phúc Trạch, ngày 10.10.2016, hội đồng nhân dân tỉnh đã Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Bảo tồn, nhân giống và Phát triển bưởi Phúc Trạch giai đoạn 2016 – 2020 theo văn bản số 316/ HĐND, tiếp đó là tờ trình số 67/TTr – UBND, ngày 30.06.2017 của UBND huyện Hương Khê đã được Sở NN&PTNT thẩm định tại văn bản số 2066/TB – SNN ngày 26.06.2016 và văn bản số 1409/TB – SNN ngày 20.07.2017, cũng như đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 549/ TTr – SKHĐT ngày 28.7.2017.
Quyết định phê duyệt Dự án của UBND tỉnh Hà Tĩnh |
Ngày 10.08, thay mặt UBND tỉnh ông Đặng Quốc Khánh – Chủ tịch tỉnh ký quyết định phê duyệt Dự án Bảo tồn, nhân giống và Phát triển bưởi Phúc Trạch tại số 2274/QĐ – UBND, giao UBND huyện Hương Khê làm chủ đầu tư. Dự án thuộc nhóm B thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, loại công trình cấp IV.
Với quy mô phấn đấu đến năm 2020 đạt diện tích trên 3000ha, hình thành vùng sản xuất hành hóa tập trung chất lượng cao, với quy mô đầu tư và thông số kỹ thuật là Bảo tồn nguồn ghen, nhân giống chất lượng cao ( cây đầu dòng vườn hộ 20 cây, cây S0 = 50 cây, cây S1 nhân nhánh mắt ghép 400 cây.
Cùng với việc nghiên cứu khoa học như khả năng chống chịu, lùn hóa là kết hợp đào tạo nguồn lức đội ngủ cán bộ kỹ thuật và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường, nhà kho…) nhằm phục vụ công tác nói trên.
Tác giả: Quang Toản
Nguồn tin: Tạp chí Tri Ân