Theo các bậc cao niên trong làng, nghề mộc Thái Yên ít nhất đã tồn tại 400 năm. Nghề Mộc Thái yên đã phát triển mạnh và rất thịnh vượng trong những năm đầu thế kỷ XX. Lúc đầu, chỉ làm những vật dụng thông thường như mâm, khay, hương án… để thờ tự. Nặng nghĩa với nghề truyền thống, trai làng Thái Yên tỏa đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm về đóng bàn, ghế, giường, tủ, xa-lông, tràng kỷ bán ra thị trường. được khách hàng trong và ngoaì tỉnh ưa chuộng. Trải qua bao thế hệ, làng mộc Thái Yên luôn có những thợ mộc tài hoa, ít nơi sánh kịp.
Để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra những sản phẩm mộc có chất lượng, đa dạng về mẫu mã, thu hút khách hàng, các chủ cơ sở làm đồ mộc đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc về sản xuất. Từ chỗ chỉ có một vài hộ sản xuất đồ mộc nhỏ lẻ, đến nay trên địa bàn toàn xã đã có 1050 hộ sản xuất đồ mộc, 16 doanh nghiệp tư nhân và 2 HTX. Quy mô sử dung lao động bình quân từ 10 – 20 người. Tổng giá trị thu nhập từ nghề mộc trung bình một năm đạt hơn 50 đến 55 tỷ đồng, chiếm 68% trong cơ cấu kinh tế của địa phương, hàng năm tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài xã với thu nhập bình quân từ 3- 6 triệu đồng/ người/ tháng.
Đón bằng công nhận làng nghề truyền thống mộc Thái Yên, là cơ hội để xã Thái Yên tiếp tục đầu tư phát triển, xây dựng thương hiệu sản phẩm mộc, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, góp phần từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương và nâng cao đời sống nhân dân./..
Nam Thắng