Hà Tĩnh: Cần đầu tư, phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Ân

Những năm trở lại đây, nhiều nghề thủ công truyền thống được chú trọng đầu tư, phát triển một cách mạnh mẽ, không chỉ giúp tăng thêm nguồn thu nhập, giải quyết thời gian nhàn rỗi cho bà con nông dân mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa trong lao động, sản xuất.

Chiếu cói Nam Sơn, nghề mộc Tràng Đình được công nhận nghề và làng nghề truyền thống

Làng nghề mộc Tràng Đình hình thành từ năm 1950 hiện tập trung ở hai xóm Đình Sơn và Tràng Sơn – xã Yên Lộc với 230 hộ làm nghề. Sử dụng nguồn nguyên liệu là các loại gỗ có nguồn gốc từ Hương Khê, Quỳ Hợp (Nghệ An), Quảng Bình, Malaixia…và một lượng lớn gỗ vườn như xoan đâu, keo, tràm, mít để tạo ra sản phẩm là đồ dùng mĩ nghệ, các mặt hàng cao cấp lát và trần nhà phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.        Trong thời gian tới, làng nghề Mộc Tràng Đình sẽ sớm tiến hành xây dựng theo tiêu chuẩn Nông thôn mới vào hoạt động theo dây chuyền khoa học, đảm bảo  hiệu quả kinh tế cao; Vận động các hộ gia đình thành lập các doanh nghệp, HTX sản xuất theo hướng CNH – HĐH, tạo ra nhiều sản phẩm mang thương hiệu Làng nghề mộc Tràng Đình Yên Lộc tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước.                                                                        

TOP