Việc săn bắt ve sầu diễn ra chủ yếu từ 19h-1h sáng rất vất vả. Muốn bắt được ve mọi người phải dùng thuyền qua bên kia sông Lam rồi vào rừng tìm ve. |
Theo những người đi săn ve cho biết, ve sầu chỉ tồn tại trong độ 1 tháng (từ tháng 3 đến tháng 4 âm lịch) và cũng chỉ những ngày không có trăng ve mới nhiều. Ve sầu chủ yếu sống trên các loại cây có nhựa và ở rất cao nên cũng rất khó bắt. |
Chị La Thị Bốn cho hay: “Muốn bắt được ve phải dùng đá đập mạnh vào cây để ve rớt xuống rồi mới dùng đèn soi để chụp”. |
Những đêm rảnh rỗi, có rất nhiều phụ nữ lên núi để săn ve, có đêm lên tới 3, 4 chục người. |
Để bắt ve vừa phải vừa soi đèn vừa chụp từng con. |
Có những lúc phải chui vào bụi gai để bắt ve khá nguy hiểm. |
Khi rớt xuống dưới đám lá rừng ve sầu lẫn vào trong đó rất khó phát hiện. |
Anh La Văn Tư cho biết: “Ngoài nhanh tay nhanh mắt thì việc phát hiện tiếng động và xác định nơi ve ở cũng là 1 kinh nghiệm cần có khi săn ve”. |
Đến 21 giờ lượng người đổ về khu rừng để săn ve ngày càng đông, chủ yếu là phụ nữ. |
Một số trẻ em cũng tranh thủ theo bố mẹ vào rừng săn ve. |
1 chú ve nấp sau đám lá bị tóm. |
Trở về nhà đã khuya, mọi người tranh thủ cắt cánh ve để sáng mai đem bán. |
Ve sau khi bị cắt cánh để khỏi bay ra. Hiện giá bán ve sầu tại bản Cây Me là 100 nghìn/kg. Một số người cho hay nhiều đêm có thể săn được vài kg, mỗi mùa như thế cũng kiếm thêm được 3-4 triệu đồng. |
Ve sầu được chế biến thành nhiều món, trong đó món được ưa thích nhất vẫn là xào hoặc băm nhỏ làm nem. Khi ăn ve sầu vừa giòn tan vừa có vị thơm béo. |
Đào Thọ