Mùa Thi

Đề và gợi ý đáp án môn Hóa, tiếng Anh, Lịch sử cao đẳng

Chiều nay (15/7), thí sinh thi vào hệ cao đẳng đã kết thúc bài làm môn thứ hai. Dưới đây là đề và gợi ý đáp án môn tiếng Anh và Hóa học.


Xem đề và gợi ý đáp án môn Toán, Địa lý TẠI ĐÂY.

Đáp án các môn thi do thầy cô ở TT luyện thi Vĩnh Viễn (TP.HCM) gợi ý:


Môn tiếng Anh:









Môn Hóa học:








Môn Lịch sử:




* Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936)


-Tháng 7/1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải. Hội nghị dựa trên nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản và căn cứ tình hình cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh:



+ Liên Xô bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế của người chiến thắng. Nhưng chiến tranh cũng gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho đất nước Xô Viết: khoảng 27 triệu người chết; 1.710 thành phố, hơn 70.000 làng mạc, gần 32.000 nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá; đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.


+ Sau chiến tranh, các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu lại theo đuổi chính sách chống cộng, tiến hành chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế Liên Xô. Trước tình hình đó, Liên Xô vừa phải thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế, vừa phải chú ý đến nhiệm vụ củng cố quốc phòng và an ninh.


– Thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1950):


+ Với tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ, nhân dân Xô Viết đã hoàn thành thắng lợi Kế hoạch 5 năm (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng.


+ Liên Xô đã phục hồi nền sản xuất công nghiệp, năm 1947 đạt mức trước chiến tranh.


+ Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh.


+ Một số ngành sản xuất nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh; thu nhập quốc dân tăng 66% so với năm 1940.


+ Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học-kĩ thuật Xô Viết, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.


– Thành tựu chủ yếu trong xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1950 đến nửa đầu những năm 1970):


Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.


+ Về công nghiệp: Liên Xô đẩy mạnh sản xuất công nghiệp nặng như chế tạo máy, điện lực, hóa dầu, hóa chất, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa. Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.


+ Về nông nghiệp: Trong những năm 60, sản lượng tăng trung bình khoảng 16%/năm. Riêng năm 1970, đạt 186 triệu tấn ngũ cốc và năng suất trung bình là 15,6 tạ/ha.


+ Về khoa học-kĩ thuật: Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Liên Xô đã chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học-kĩ thuật thế giới ở các lĩnh vực vật lí, khoa học điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ…


+ Về xã hội: Liên Xô có những thay đổi rõ rệt. Năm 1971, công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong cả nước. Trình độ học vấn của người dân không ngừng được nâng cao.


+ Tình hình chính trị và chính sách đối ngoại: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970, nhìn chung tình hình chính trị của Liên Xô tương đối ổn định. Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô Viết hoạt động tích cực, có hiệu quả, tạo được niềm tin trong nhân dân; khối đoàn kết thống nhất giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân và các dân tộc được duy trì. Về đối ngoại, Đảng và Nhà nước Xô Viết thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Liên Xô đấu tranh cho hòa bình, an ninh, kiên quyết chống chính sách gây chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. Liên Xô giúp đỡ tích cực cho các nước XHCN trong công cuộc xây dựng đất nước; đồng thời ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vị thế của Liên Xô được đề cao trên trường quốc tế.


Câu 4b: (3,0 điểm)


*Trình bày mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc. Nêu vai trò, thành phần và nguyên tắc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.


-Mục đích hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc: duy trì hòa bình và an ninh thế giới; phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.


– Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).


– Vai trò: là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.


– Thành phần: Hiện nay Hội đồng Bảo an gồm 15 nước: 5 nước thường trực không phải bầu lại và 10 nước không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm.


– Nguyên tắc bỏ phiếu: Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải đạt được ít nhất 9/15 phiếu, trong đó phải có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.


ThS. Nguyễn Việt Hùng


(Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn TP.HCM)

  Từ khóa: Tiếng anh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP