Mới đây, chị Phan Thúy Ngọc, sống ở một khu chung cư cao cấp ở Bình Thạnh, TPHCM hồ hởi khoe chị vừa tìm được một điểm ở Sài Gòn bánh món bánh mướt (các vùng khác gọi là bánh ướt, bánh cuốn) đúng với hương vị bánh của xứ Nghệ.
|
|
Phải nói, chị mừng rớt nước mắt khi được ăn món bánh nóng hổi, miếng bánh mềm chỉ từ bột gạo chứ không pha trộn như bánh cuốn ở các nơi, bánh tráng không pha trộn nhân gì hết...
Sinh ra tại một vùng quê ở Nghệ An, ngày bé món bánh mướt vừa ngon vừa rẻ đã quen thuộc, trở thành một phần trong tuổi thơ của chị. Mỗi sáng trước khi đi học, mẹ lại dúi mấy trăm đồng là đã có bữa ăn sáng ngon lành.
Hơn 13 năm nay, từ ngày đi học rồi sống xa quê cả ngàn cây số, món ăn dân giã này trở thành thứ quý hiếm tìm không ra.
Chị Ngọc nghiện bánh mướt đến độ hầu như chị thử khắp các tiệm bánh cuốn ở Sài Gòn, trên mạng nơi nào giới thiệu có bánh mướt Nghệ An là chị đặt cho bằng hết. Có ngày cuối tuần, có đến 4 đơn hàng bánh cuốn giao đến cho chị nhưng rồi... chị lại ăn trong lắc đầu tiếc nuối.
|
Nhiều lần, mẹ chị còn mua bánh ở quê ướp đá xách vào cho con gái đỡ thèm nhưng... vào đến nơi, rã đông thì cũng đã mất vị.
Chưa hết, chị còn đặt mua nồi hấp làm bánh cuốn gần 2 triệu đồng về tự mày mò, chỉ đỡ đỡ phần nào chứ vẫn không chuẩn bị bánh quê nồi hấp bằng lửa, lót lá chuối. Tính ra, nhiều năm qua, chị đã chi đến hàng chục triệu đồng để "săn lùng" món bánh mướt Nghệ An.
"Giờ mỗi lần có dịp về quê, sáng nào tôi cũng chỉ để bụng để ăn bánh mướt. Nó không chỉ mang hương vị riêng khác biệt mà còn cả tình người, tình quê, tình thơ trong từng lát bánh", chị Ngọc chia sẻ.
Bánh mướt là một món dân dãn nổi tiếng của Nghệ An, nhiều nhất ở Vinh và các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Con Cuông, Đô Lương...
Bánh được làm từ loại gạo ngon được xay thành bột nước, tráng chín bằng hơi nước sôi qua nồi hấp. Bánh được tráng mỏng đặt lên lớp lá chuối dịu dàng hương quê.
Món bánh mướt xứ Nghệ chấm bằng nước mắm pha vi mặn và được đựng bằng lá chuối |
Thứ gây thương nhớ nhất của bánh mướt Nghệ An là sự đặc biệt của lớp hành phi băm nhỏ thơm giòn với ít dầu ăn quết lên từng lá bánh. Hành phi này cũng thường được pha lẫn trong chén nước mắm vị mặn, ớt chứ không phải loại nước mắn ngọt ngọt, loãng loàng như các nơi.
Ở Nghệ An, bánh mướt thường được ăn kèm với giò chả cây nhỏ hoặc nước xáo kèm với lòng lợn luộc. Mỗi phần bánh mướt như vậy thường được bán với giá 10.000 - 20.000 đồng. Ngoài ra, bánh mướt còn được bán theo cân để các gia đình mua về ăn sáng, làm tiệc...
Tác giả: Hoài Nam
Nguồn tin: Báo Dân trí