Giáo dục

Bức xúc cô giáo phạt học sinh…quỳ: Hư thì phải phạt nhưng không thể bắt học sinh quỳ được!

Ngay cả những giáo viên cũng không thể đồng tình với hình phạt phạt quỳ học sinh nói trên dù họ cho rằng, hư thì phải phạt là đúng nhưng không thể bắt học sinh quỳ được.

Xôn xao cô giáo phạt quỳ học sinh bị phụ huynh kiện lên phòng giáo dục

Cách đây vài giờ, trên một hội nhóm dành cho những người mẹ trẻ, một phụ nữ tên P.V đã đăng tải một câu chuyện mới xảy ra với người bạn của mình đang làm giáo viên. Câu chuyện trên đã thu hút nhiều bình luận của dân mạng vì ngày 20/11 đã cận kề.

P.V chia sẻ: “Nửa đêm cho em bức xúc viết lên vài dòng. Con bạn em làm giáo viên phạt học sinh quỳ và bị gia đình ấy kiện lên BGH. Sau đó đã chuyển lớp cho em ấy nhưng gia đình học sinh vẫn không chịu kiện lên phòng Giáo dục.

Trước tiên đi vào sâu xa cho em nêu lên ý kiến riêng của mình. Ngày xưa đi học em cũng bị cô giáo đánh, phạt bắt học bài, trong lớp không được nói chuyện, quậy phá… Nhưng về không dám nói cho ba mẹ vì sợ ba mẹ biết trên lớp không ngoan sẽ bị đánh thêm.

Nhưng học sinh bây giờ về mách ba mẹ và có vài trường hợp xảy ra: bố mẹ lên lớp làm ầm ĩ mắng chửi giáo viên; có phụ huynh không biết như thế nào đánh cô giáo, sau đó mang lên ban giám hiệu. Tiếp đến mạng xã hội và phòng giáo dục, giáo viên sẽ có nhiều hình thức kỉ luật.

Hệ quả khiến cô giáo mất tâm huyết với nghề vì cho rằng nghề bạc bẽo. Trẻ con bây giờ em nói thật không phạt, không mắng, không răn đe liệu có giáo dục được. Và đừng tin 1 trẻ sợ mình sai bị ba mẹ phạt thêm mà nói dối. Hãy gặp trao đổi với giáo viên của em trước đã. Sau là học sinh (con của anh chị) sẽ có suy nghĩ “Tao không sợ cô, cô làm gì tao tao mách mẹ thì cô....”. Như vậy, liệu có giáo dục được trẻ.

Tiếp đến giáo viên sẽ có thái độ thờ ơ vì nhiệt tình nhắc nhở phạt răn đe sẽ bị phụ huynh kiện tụng này nọ. Vậy nên học được thì học không học được thì kệ. Phá cũng kệ cuối năm lên lớp là được. Và người chụi thiệt là ai?.

Đừng vội chửi giáo viên, các chị hãy xem nếu các chị là giáo viên sẽ hiểu 1 mình quản ít nhất 30 học sinh, phải truyền đạt kiến thức và giáo dục kĩ năng sống không dễ. Ở nhà chỉ có 1- 2 con, anh chị kèm đã mệt, cũng có đòn roi hay phạt quỳ đứng. Vậy tại sao giáo viên làm như thế, đụng đến con em anh chị lại đối xử như vậy với họ.

Tin nhắn giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm

Ở đây em không nói đến những giáo viên đánh đập và có nhiều hình phạt quá đáng vì họ chỉ là số ít. Còn rất nhiều giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ. Còn chuyện của bạn e như thế nào, mọi người cứ comment, em sẽ giải thích cụ thể. Tại vì vài chữ không nói hết được suy nghĩ của em.

Nhiều comment quá. Mình đang cố gắng đọc từng góp ý. Nhưng nhắc lại là trường hợp của bạn mình chứ không phải của mình”.

Hư thì phải phạt nhưng không thể bắt học sinh quỳ được

Câu chuyện giáo viên phạt học sinh bằng cách bắt học sinh quỳ trên đã hút nhiều sự chú ý của dân mạng. Hầu hết dân mạng đều đồng tình, học sinh hư thì bị phạt là đương nhiên. Nhưng có nhiều cách phạt, không nên bắt học sinh quỳ phản cảm như vậy.

N.D.C nói: “Phạt gì thì phạt! Phạt chép bài, phạt dọn vệ sinh chứ phạt bắt con phải quỳ xuống thì đối với bản thân là một người mẹ như mình, mình cũng không đồng tình ạ!

Mình đẻ con ra còn không nỡ để con phải quỳ. Cô giáo có trách nhiệm vừa dạy, vừa dỗ con chứ không thể có những hình phạt làm nhục người khác như trên. Đọc giọng văn của bạn này không biết có phải cô giáo không mà mình cũng cảm thấy khó chịu nữa!

Bạn nói giáo viên cũng có người này người nọ, thì phụ huynh cũng có người thế nọ, người thế kia. Người ta giáo dục con theo cách của người ta, chứ không nhất thiết phải phạt con quỳ như thế. Là mình thì mình cũng sẽ kiện!”.

N.T.H cũng đồng tình: “Theo mình, trẻ con chỉ nên phạt vào ý thức. Giáo viên nên sáng tạo hình thức phạt hơn. Chỉ cần không quá nặng tay ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh thì ok. Phụ huynh xót con thì ngày nào cũng xót. Chiều quá bọn nó ngồi lên đầu lúc nào không hay”.

Hư thì phải phạt là đúng nhưng không thể bắt học sinh quỳ được.

N.T.T thì bức xúc: “Phải con mình mà bắt nó quỳ thì không hiểu cô giáo đấy như nào. Dạy học sinh mà bắt nó làm việc nhục nhã thế không biết nghĩ à? Ngu còn phát biểu. Riêng con láo có thể phạt nó làm lao động hay phạt như bình thường. Bắt nó quỳ hay đánh nó là tôi không chấp nhận. Dạy làm người mà thế à”.

Nhiều phụ huynh như N.H cũng bình luận, khi họp phụ huynh đầu năm nên đề xuất các hình thức phạt cụ thể cho các bậc phụ huynh góp ý kiến. Sau này cứ thế áp dụng. Tội nào thì hình thức phạt đấy.

Nhiều dân mạng cũng nhận định, trước đây cô thầy đánh phạt nhưng thấy cái tâm trong đó. Có khi thầy đánh xong bỏ 1 tiết ngồi nói chuyện hay khóc với học sinh luôn. Điều này làm cho trò kính sợ. Không có tình trạng dạy thêm, phân biệt,... nên học trò đa số nể trọng những người gõ đầu trẻ. Nói đi cũng phải nói lại, y tế giáo dục là nền tảng cho cả thế hệ, nhưng vì sao lại ra nông nỗi này.

Ngoài ra họ cho rằng, dù xảy ra việc gì với học sinh ở lớp, các gia đình cũng nên bình tĩnh xem xét cho kỹ. Bởi cách cư xử của gia đình và giáo viên ảnh hưởng tâm lý trẻ nhỏ rất nhiều.

Thậm chí ngay cả những giáo viên cũng không thể đồng tình với hình phạt phạt quỳ học sinh nói trên dù họ cho rằng, hư thì phải phạt là đúng nhưng không thể bắt học sinh quỳ được.

Y.C.H khẳng định: “Mình là giáo viên đây. Có rất nhiều cách phạt học sinh nhưng kiểu phạt quỳ là PHẢN GIÁO DỤC và THIẾU NHÂN VĂN. Chưa nói tới việc như thế là xúc phạm danh dự học sinh. Hành vi xử phạt đó bị cấm đối với giáo viên đấy chủ top ạ. Nếu có tâm huyết với nghề, có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm tốt sẽ có cách xử phạt học sinh nhân văn và hiệu quả hơn”.

T.C cũng khẳng định: “Sao lúc phạt quỳ không nghĩ đến lòng tự trọng của học sinh? Nếu giáo viên làm sai, bị phạt quỳ bạn có chấp nhận được không? Thiếu gì cách phạt mà phải phạt kiểu đấy”.

Tác giả: Minh Anh

Nguồn tin: emdep.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP