Nhà đẹp

5 sai lầm "ngớ ngẩn" dễ mắc khi sử dụng điều hòa, vừa hại thân vừa khiến tiền điện cao vọt

Thói quen tắt điều hòa khi đã cảm thấy mát từng được nhầm tưởng là tiết kiệm điện nhưng thực tế làm tốn điện hơn thông thường, nhất là vào cao điểm nắng nóng 40 độ.

Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt cũng làm nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát như điều hòa nhiệt độ tăng rất cao. Theo EVN, tính toán cụ thể của chuyên gia kỹ thuật điện cho thấy, trong những lúc thời tiết nắng nóng kéo dài, điện năng tiêu thụ của riêng điều hoà nhiệt độ trong gia đình có thể chiếm tới 60-70% tổng số lượng điện năng tiêu thụ.

Do vậy, sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe.

Điều chỉnh nhiệt độ thay đổi đột ngột

Nếu cảm thấy nhiệt độ chưa ổn, người dùng cũng đừng cố điều chỉnh tăng hạ nhiệt một cách đột ngột, quá cao hoặc quá thấp. Việc điều chỉnh nhiệt độ tăng giảm đột ngột không làm thay đổi nhiệt độ trong phòng một cách nhanh chóng mà nó lại còn làm hao điện hơn.

Để việc làm mát hiệu quả, hãy kết hợp sử dụng quạt máy để luồng khí mát lan tỏa khắp phòng.

Mua điều hòa đã quá cũ để tiết kiệm chi phí

Việc mua lại điều hòa cũ là cách làm tiết kiệm rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, nếu loại máy quá cũ, hiệu suất làm mát không cao do động cơ yếu sẽ tiêu hao lượng điện rất lớn. Chưa kể máy dễ hỏng hóc, trục trặc, cần được bảo trì liên tục cũng khiến phát sinh nhiều chi phí.

Cẩn trọng khi mua điều hòa cũ để sử dụng.


Chọn sai chế độ làm lạnh

Trên bảng điều khiển máy lạnh, chế độ thường được lựa chọn là Tự động (Auto), một số điều khiển có chế độ đặc thù như làm mát (Cool), làm khô (Dry), chế độ quạt (Fan)...

Bạn nên chọn chế độ Cool khi cần làm lạnh nhanh và giữ nhiệt độ phòng ổn định như mức đã được chọn ngay từ đầu. Chế độ Fan, máy làm lạnh sẽ tắt và quạt vẫn chạy. Chế độ này nên dùng khi cần lưu thông không khí trong phòng nhưng không cần làm lạnh.

Chế độ Dry sẽ được bật lên để làm giảm độ ẩm trong phòng. Chế độ phù hợp với những ngày mưa gió khi độ ẩm bên ngoài cao. Thời gian sử dụng chế độ này khoảng 1 - 2h đồng hồ. Nếu sử dụng lâu dễ ảnh hưởng đến làn da như khô da tay, da cơ thể, khô giác mạc, khô niêm mạc mũi...

Tắt máy ngay khi phòng đủ mát

Nhiều người có thói quen "tiết kiệm" điện bằng cách tắt điều hòa ngay khi thấy nhiệt độ trong phòng đủ mát, sau đó điều hòa lại được bật lên khi cảm thấy nhiệt độ trong không khí bắt đầu nóng lên. Cách bật/ tắt này khiến máy lạnh phải khởi động nhiều gây tốn điện.

Các máy lạnh đời mới đều được trang bị tính năng ngắt tự động này nên bạn không cần chủ động bật/ tắt máy lạnh gây tiêu thụ điện năng gấp 3 lần mức năng lượng cần để duy trì độ lạnh.

Điều chỉnh nhiệt độ ổn định.


Nên chỉnh mức nhiệt độ 25 - 27 độ C là phù hợp với khí hậu, cũng như tốt cho sức khỏe. Do đó, trong quá trình sử dụng nên duy trì ở mức nhiệt độ này để giữ cho sức khỏe được tốt, lại vừa tránh được biên độ dao động quá lớn so với bên ngoài.

Bỏ quên tính năng hẹn giờ

Với những máy lạnh có chức năng này, bạn có thể dùng chức năng hẹn giờ bật/ tắt sau một khoảng thời gian nhất định, vừa tránh được việc không khí trong phòng bị giảm sâu, nhất là đầu giờ sáng, lại tiết kiệm điện.

Tác giả: Hoàng Linh (t/h)

Nguồn tin: Doanh nghiệp & Tiếp thị

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP