Nhiều hoạt động có ý nghĩa trên quê hương Lý Tự Trọng

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng, sáng ngày 18/10, Đoàn Thanh niên Tổng Cục V Bộ Công an phối hợp với với Đoàn xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà tổ chức gặp mặt kỷ niệm 10 năm kết nghĩa. Dự buổi gặp mặt có Trung tướng Trần Quý Thắng, phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục V, Bộ Công an, đồng chí Đại tá Trần Văn Lợi, Phó Giám đốc Công an tỉnh, các đồng chí lãnh đạo huyện Thạch Hà.

Trao giải cuộc thi tìm hiểu, hội thi báo tường về Lý Tự Trọng

Các bài thi tìm hiểu được đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt nội dung và phong phú về hình thức, nhiều tác giả sưu tầm được những tư liệu, hình ảnh quan trọng về thân thế và quá trình hoạt động cách mạng của anh hùng Lý Tự Trọng. Các câu hỏi phân tích được trình bày logic, khoa học và có chiều sâu, thể hiện nhận thức sâu sắc của đoàn viên thanh niên về tấm gương hy sinh và câu nói nổi tiếng của anh Lý Tự Trọng “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác.”

Lý Tự Trọng – ngọn đuốc soi đường

Sáng 16-10, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Tinh thần Lý Tự Trọng và con đường cách mạng của thanh niên thời kỳ mới”, với hình thức trực tuyến tại 3 điểm cầu: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và tỉnh Hà Tĩnh. Đây là hoạt động tri ân, giáo dục truyền thống thiết thực, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng (20-10-1914 / 20-10-2014).

Cần đính chính tư liệu về đồng chí Lý Tự Trọng

Cụ thể: Cuốn “Danh nhân cách mạng Việt Nam” (tập 6) của tác giả Lê Minh Quốc do Nhà xuất bản (NXB) Trẻ ấn hành năm 2009, trang 151 có ghi: “Lý Tự Trọng sinh năm 1915, tên thật là Lê Hữu Trọng – con trai đầu của ông Lê Hữu Đạt và bà Lê Thị Sớm, quê ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh)”. Cuốn “Những người được Bác Hồ đặt tên” của tác giả Trần Đương, NXB Thanh niên ấn hành năm 2009, trang 28 có nhắc lại tài liệu “Hồ Chí Minh niên biểu tiểu sử” (tập 9) giới thiệu: “Lý Tự Trọng (1915-1931) chiến sỹ cộng sản, quê ở Hà Tĩnh”.

Xứng danh ngôi trường mang tên Lý Tự Trọng (Thạch Hà)

Ra đời và hình thành trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chỉ với nhà tranh, vách nứa, lều tạm, nhưng thầy và trò Trường THPT Lý Tự Trọng vẫn vượt qua mọi khó khăn, gian lao để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học. Bên cạnh đó, nhà trường cùng với nhân dân địa phương tích cực lao động, sản xuất phục vụ cuộc kháng chiến trường kỳ của đất nước.

Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi tổ chức Diễn đàn Lý Tự Trọng – Sáng mãi tên anh

Chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng – Người đoàn viên đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (20/10/1914 – 20/10/2014). Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, Huyện đoàn Lộc Hà và chương trình công tác đoàn năm học 2014 – 2015, chiều ngày 11/10/2014 Đoàn trường THPT Nguyễn Văn Trỗi tổ chức diễn đàn thanh niên “Lý Tự Trọng – Sáng mãi tên anh”.

Cẩm Xuyên tổ chức Diễn đàn “Lý Tự Trọng – Sáng mãi tên anh”

Hướng tới kỷ niệm 100 ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng 20/10/1914 – 20/10/2014. Ban Thường vụ Huyện đoàn Cẩm Xuyên và Đoàn trường THPT Cẩm Bình tổ chức diễn đàn “Lý Tự Trọng – Sáng mãi tên anh”. Đến dự có Đại diện Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, ở huyện có đồng chí Hà Văn Bình, Phó Bí thư thường trực Huyện Ủy, đ/c Nguyễn Thành Long, UVBTV, Trưởng Ban dân vận huyện Ủy.

Lý Tự Trọng – Hành động dũng cảm, ý chí sắt đá!

Ngày 8/2/1931, nhân lúc bà con tập trung rất đông xem bóng đá ở sân vận động Sài Gòn, các chiến sỹ cách mạng đã tổ chức một cuộc mít tinh chớp nhoáng. Cờ đỏ búa liềm giương cao. Đồng chí Phan Bôi đứng lên diễn thuyết kêu gọi quần chúng đánh đổ thực dân Pháp và tay sai. Đồng chí dõng dạc tố cáo chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo của bọn thực dân, nêu cao lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân, kêu gọi bà con đứng lên chống áp bức bóc lột, ủng hộ Liên bang Xô-viết – nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới… Tiếng nói của Đảng dưới lá cờ đỏ búa liềm được quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt.

Lý Tự Trọng: vinh quang cuộc đời hoạt động cách mạng

Thân sinh Lê Văn Trọng là Lê Hữu Đài (quê xã Việt Xuyên, Thạch Hà). Nuôi chí lớn “thà chết chứ không chịu nhục mất nước”, để che mắt bọn thống trị và quân xâm lược, ông phải nhiều lần thay đổi tên, khi thì Lê Đạt, lúc thì Lê Khoan, Lê Văn Đức. Gặp lúc xã tắc lâm nguy, dân tình khốn đốn vì sự càn quét của thực dân, ông đã cùng họ hàng và những người cùng chí hướng rời quê sang bản Mạy sinh sống và tham gia Việt Nam quang phục hội, lập các “trại cày” trước để mưu sinh, sau là tạo vốn cho hội dưới sự hướng dẫn của Đặng Thúc Hứa, Đặng Thúc Kính… Tại đây, Lê Hữu Đài và Nguyễn Thị Sờm (quê Can Lộc) quen và cùng giúp nhau trong sản xuất, việc hội, rồi sớm nên duyên vợ chồng. Năm 1914, ông bà sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Lê Văn Trọng.

Kỳ Anh: Số phận nghiệt ngã của cô gái làm mẹ ở tuổi 20

Ngày đứa con đầu lòng cất tiếng khóc chào đời thì cũng là ngày người mẹ trẻ phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu. Sức khỏe ngày một suy kiệt, chị đau đáu một nỗi lo, rồi mai đây đứa con mới hơn 1 tuổi của mình sẽ đi đâu về đâu.

Trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 100 ĐVTN xuất sắc

Ngày 26/3, tại TP Hà Tĩnh, T.Ư Đoàn tổ chức kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; biểu dương và tôn vinh 100 Bí thư Đoàn cấp cơ sở, đoàn viên xuất sắc tiêu biểu toàn quốc nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2014.

Nguyện tiếp bước người Anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng

Hướng tới kỷ niệm 99 năm ngày sinh người Anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng (20/10/1914 – 20/10/2013), sáng 12/10, Huyện đoàn Thạch Hà đã phối hợp với Đoàn trường THPT Lý Tự Trọng tổ chức diễn đàn "Anh hùng Lý Tự Trọng- Người tiếp lửa".

Tuổi trẻ chi đoàn PA61-PA72 CA tỉnh- Sôi nổi các phong trào

Hướng tới kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2013) và hưởng ứng tháng thanh niên năm 2013, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Cấp ủy, Lãnh đạo hai đơn vị, sáng ngày 16/03/2013 Chi đoàn PA61 – PA72 đã tổ chức dâng hương tại Nhà thờ anh hùng Lý Tự Trọng và Khu di tích lịch sử TNXP Ngã ba Đồng Lộc.

Chúng tôi làm phim về Người truyền lửa: Lý Tự Trọng (tập 4)

Biết chúng tôi làm phim về anh hùng Lý Tự Trọng, Nhà sử học Văn Tùng cứ nhắc đi nhắc lại là “Các bạn quá dũng cảm!”. Ông nói thế bởi trong vài chục năm tích cóp và đi tìm tư liệu để viết cuốn sách “Lý Tự Trọng – Sống mãi tên anh” ông hiểu rằng để làm phim tài liệu về anh hùng Lý Tự Trọng khó khăn như thế nào.

Chúng tôi làm phim về Người truyền lửa: Lý Tự Trọng (tập 2)

Ở cửa khẩu Tà Khẹt có khá đông người Việt sinh sống nên việc chuẩn bị người phiên dịch của chúng tôi có vẻ không cần dùng đến. Ở đây dùng cả bốn loại tiền, tiền đồng Việt Nam, đồng kíp của Lào, đồng bạt của Thái Lan và đồng đôla Mỹ.

TOP