Di tích - Thắng cảnh

Lễ giỗ 636 năm Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (1377-2013)

Tối ngày 22/3/2013 (tức ngày 11/2 âm lịch), Ban quản lý di tích Nguyễn Thị Bích Châu long trọng tổ chức lễ giổ lần thứ 636 năm ngày mất của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu – Cung phi Vua Trần Duệ Tông,

Để tưởng nhớ công lao của một Người Liệt nữ dám xả thân vì dân, vì nước và đi vào lịch sử Việt Nam với một tấm gương hy sinh cao cả.


Về dự lễ giổ và dâng hương có đồng chí Lê Trọng Bính – Tỉnh ủy viên – Bí thư Huyện ủy, Nguyễn Văn Danh – Phó bí thư Thường trực Huyện ủy, Nguyễn Văn Bổng – Phó bí thư Huyện ủy – Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí UVBTV Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND huyện, UBMTTQ và đại diện một số ban, ngành, đoàn thể, phòng, đơn vị UBND huyện; đại diện Đảng ủy, HĐND, UBND xã Kỳ Ninh cùng đông đảo bà con nhân dân trong toàn huyện và du khách thập phương. Sau phần dâng hương của các đại biểu, Ban quản lý di tích tổ chức hầu văn, làm lễ yết gà, yết lợn và thả đèn hoa đăng tại dọc bờ sông Vịnh xã Kỳ Ninh để tưởng nhớ công ơn của người quá cố.

Nguyễn Thị Bích Châu, quê ở xã Bảo Lộc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cha là Nguyễn Tướng Công- một vị quan đời Trần, tư chất thanh liêm, mẹ là Phạm Phu Nhân. Tuy bước đường hoan lộ vinh hiển, song bề con cái lại rất hiếm hoi. Mãi tới năm Phạm Phu Nhân 40 tuổi bà mới có thai và sinh được một người con gái, ông bà rất đỗi vui mừng nâng niu con như ngọc bích trong tay và đặt tên cho con là Ngọc Bích Châu. Cô gái lớn lên đẹp người, đẹp nết lại được cha mẹ dạy dỗ chu tất, nên đến năm 13 tuổi đã thông thạo “Tứ thư ngũ kinh”.Năm Long Khánh thứ nhất (1373), Vua Trần Duệ Tông giáng chọn nhân tài, Bích Châu trúng tuyển vào cung, lấy hiệu là Phù Dung. Vào cung, nàng được vua Trần rất yêu quý và phong Bà là Quý Phi. Là một người con gái có ý chí, lúc bấy giờ thấy Triều cương ngày càng sa sút, chính sự đổ nát, nhân tài không được trọng dụng, nàng bèn thảo “ Kê minh thập sách” dâng lên Vua Trần Duệ Tông bày tỏ mười điều bâng khuâng tấc dạ: 1.Bền gốc nước trị kẻ bạo tàn cho lòng dân được yên. 2.Giữ đúng quy định, xoá bỏ phiền nhiễu thì triều cương không rối. 3.Trị kẻ lạm quyền tránh hoạ ngầm cho nước 4.Đuổi hết bọn tham nhũng cho dân đủ sống 5.Chấn chỉnh học hành, lễ nghĩa cho sáng tỏ đất trời 6.Mong nghe được lời nói thẳng, mở rộng cửa ngôn luận như mở rộng cửa thành 7.Chọn quân thì nhằm vào dũng lực, không nhằm vào vóc dáng cao lớn. 8.Chọn tướng thì nhằm vào tài thao lược, không nhằm vào thế gia. 9.Vũ khí cần sắc bén, không cần trang trí sặc sở 10.Tập trận thì cần chỉnh tề, chặt chẽ chứ không giở trò múa may cho đẹp. Xét mấy điều ấy rất hợp thời này, mạo muội tỏ bày, tấm lòng trung ngay. Lời quê mộc mạc, điều dỡ thì bỏ, thi hành điều hay, xin Vua xét lấy, nước như được trị, dân như được yên. Tấm lòng thiếp vậy!.Bài Biểu dâng lên được Vua vui thích, vỗ vào phách mà rằng: “Không ngờ một nữ tử mà lại thông tuệ đến thế!”. Thật là một từ phi ở trong cung Trẫm vậy, nhưng Vua chỉ nghe mà không làm theo. Khi Vua Duệ Tông kéo quân đi đánh Chiêm Thành, Bà dâng sớ can ngăn, nhưng Vua không nghe và đoàn quân của Vua đã thất trận phải bỏ mạng. Mười điều trần của Bà dâng Vua cách ta đã hơn 600 năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Không chỉ ở giá trị nhân văn mà còn ở chính trị nữa. Càng đọc, càng ngẫm, ta càng thấy sự thông minh, tài giỏi, sự uyên thâm của Bà, chúng ta biết ơn Bà và hàng năm vào ngày đầu tháng, ngày rằm, ngày lễ và nhất là vào ngày 11/2 (âm lịch) hàng năm – ngày dỗ của Bà, nhân dân con cháu thập phương lại tụ tập về Đền để thắp hương tưởng nhớ một con người đã đi vào thiên cổ, người phụ nữ anh hùng, một danh nhân – Bà Nguyễn Thị Bích Châu./.

Tác giả bài viết: Đoàn Mỹ

Kỳ Anh

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP