Can Lộc

Hà Tĩnh: Dân “kêu trời” ô nhiễm từ trại nuôi lợn, chính quyền xã làm ngơ?

Dòng nước đen ngòm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ mương nước chảy trực tiếp ra ruộng của trại nuôi lợn của hộ gia đình ông Thân văn Đức (trú tại thôn Khách Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) không qua xử lý, xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của bà con nơi đây.

Bị “tra tấn” từ mùi nước thải

Theo phản ảnh của người dân, thời gian qua việc hộ gia đình ông Thân Văn Đức chăn nuôi lợn xả thải trực tiếp ra môi trường làm ô nhiễm, đã gây ra nhiều bức xúc cho hang trăm hộ dân thôn Khách Sơn và các thôn lân cận.

Chúng tôi có mặt tại khu vực người dân phán ánh, ghi nhận tại điểm xả thải của hộ ông Thân Văn Đức, đoạn kênh dẫn nước ra ruộng một màu đen ngòm, bốc lên mùi hôi thối nồng nặc, chảy tràn cả vào ruộng đồng của bà con. Theo tìm hiểu của PV, hộ anh Đức nuôi theo mô hình hộ gia đình khoảng hơn 70 đến 100 con lợn thương phẩm. Đã nhiều lần chính quyền địa phương kiểm tra và nhắc nhở giao cho gia đình xử lý nhưng đâu lại vào đấy.

Nước thải kết lại đặc, đen kịt tại các mương máng nông thôn bốc mùi hôi thối.

Theo ông Thân Văn Tiếp –  hộ sống cạnh hộ ông Đức bức xúc: “Nhà tôi ở gần nên lúc nào cũng ngửi phải mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, trong bữa ăn, giấc ngủ lúc nào cũng có mùi phân lợn, chỉ sợ sống thế này sớm muộn rồi cũng phát bệnh vì ô nhiễm… tổ liên gia chúng tôi đã nhiều lần có viết đơn kiến nghị về tình trạng ô nhiễm lên chính quyền địa phương nhưng đến nay trang trại vẫn ngang nhiên xả thải trực tiếp ra môi trường mà chưa hề bị các cơ quan chức năng xử lý?”.

Mương nước đen ngòm từ trại nuôi lơn bốc mùi hôi thối nồng nặc thải ra làm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.

“Cả vùng này nhà ở san sát nhau, ngày nào cũng chịu tra tấn từ mùi phân lợn, mỗi lần họ xả phân là phải đóng cửa đi nới khác chứ ở nhà chăc chết ngạt… mùa lúa vừu rồi các thửa ruộng bên dưới đoạn mương gia đình anh Đức  xả phân lợn vào lúa tốt quá, bị bố non hàng loạt không có thu hoạch. Bữa nay họ mới thả giống lứa lợn  mới sợ rồi mùa năm nay lại mất mùa. Đã nhiều lần viết đơn lên xã, rồi các đoàn về kiểm tra mà mãi vẫn ô nhiễm” một người dân xóm Khánh Sơn bức xúc.

Có hay không chính quyền xã buông lỏng quản lý?

Tình trạng ô nhiễm của trang trại lợn gia đình anh Đức vẫn tiếp diễn trở thành nỗi ám ảnh của người dân thôn Khánh Sơn, xã Sơn Lộc đã nhiều tháng qua.

Trao đổi với PV, Ông  Hoàng Trọng Đạt, Phó chủ tịch UBND xã Sơn Lộc cho biết: “Phản ánh của người dân xóm Khánh Sơn về việc trại lợn của gia đình ông Thân Văn Đức gây ô nhiễm là có thật. UBND xã có nhận được đơn thư phán ảnh của người dân, trong quá trình xây dựng, anh Đức có làm bể bioga nhưng không đảm bảo nên đã xả phân lợn trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm. Xã đã 3 lần về kiểm tra và giao trách nhiệm cho gia đình xử lý nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn kéo dài”.

Nước thải từ trại lợn còn thải trực tiếp ra ruộng đồng.

Mặc dù ông Đạt nói đã 3 lần về kiểm tra nhưng khi PV hỏi đến văn bản kiểm tra và  làm việc thì không có,cũng chưa có xử phạt kể cả xử phạt hành chính, mà chỉ nhắc nhở gia đình khắc phục …

“ Để xử lý là rất khó trong khi xã đang khuyến khích chăn nuôi… UBND xã cho họ thời gian tìm vị trí chăn nuôi phù hợp và xã sẽ hỗ trợ nhưng đến nay họ chưa tìm được. Chúng tôi đã làm việc với PTN và MT huyện một lần rồi. Sắp tới chúng tôi sẽ mời phòng TN và MT huyện về cùng kiểm tra và xử lý, không phải chúng tôi buông lỏng quản lý mà họ cứ xây dựng mở rộng từng ít một và khi họ thả lợn giống, không nói nên xã cũng không biết” – Ông Đạt phân trần

Dư luận quan tâm, không biết xã có làm ngơ không xử lý hay không?  Trong khi đã nhiều lần kiểm tra mà chỉ là nhắc nhở, không có được một biên bản và biện pháp xử lý, trong khi tình trạng ô nhiễm kéo dài và hộ gia đình anh Đức vẫn tiếp tục thả lợn lứa mới.

Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã có cuộc làm việc với Ông Nguyễn Ngọc Lân, chuyên viên phòng TN và MT huện Can Lộc cho biết:  “Đến hiện tại chúng tôi chưa nhận được văn bản nào của xã Sơn Lộc về việc ô nhiễm môi trường. Còn việc xử lý ô nhiễm chăn nuôi quy mô hộ gia đình, đầu tiên phải là của cấp xã. Các hộ gia đình chăn nuôi 50 con trở lên thì nên cho ra vùng quy hoạch. Khi nhận được phản ảnh chúng tôi sẽ cho kiểm tra và xử lý.”

Trên thực tế vấn đề ô nhiễm môi trường từ của mô hình nuôi lợn của gia đình Anh Đức  đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe của người dân xóm Khánh Sơn kéo dài  gây thiệt hại về kinh tế và môi trường.

Thiết nghĩ, các cơ quan ban ngành chức năng có liên quan vào cuộc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nhằm đưa lại cuộc sống ổn định cho người dân vốn dĩ hiền hòa, bình yên…

Diệp Bình/VTOTO

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP